Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2019

HĐLQVT Ôn các hình hình học cơ bản: Hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật

HĐLQVT Ôn các hình hình học cơ bản: Hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật 1. Kiến thức - Biết được đặc điểm cơ bản của hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật. - Biết được các đồ vật theo hình dạng 2. Kỹ năng - Phát triển khả năng nhận biết, tư duy so sánh. - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ - Tìm xếp được các hình theo đặc điểm riêng của các hình 3. Thái độ - Trẻ có ý thức kỷ luật trong giờ học. + Đồ dùng của cô: Các hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật (to hơn của trẻ) - Một số đồ dùng xếp xung quanh lớp có dạng hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật. + Đồ dùng cho trẻ: - Mỗi trẻ 1 rổ đựng đồ chơi là các hình khối tròn, vuông, tam giác, chữ nhật. - Chỗ ngồi cho trẻ. 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú - Cô cho trẻ hát bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non” - Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát và chủ điểm. 2. Phương pháp, hình thức tổ chức. * Hoạt động 1: Ôn nhận biết phân biệt hình, hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật. - Cô cho trẻ chơi trò chơi “Chiếc túi kỳ lạ” + Trẻ hát bài và chuyền tay nhau chiếc túi kỳ lạ, khi kết thúc bài hát hát trẻ cầm túi cuối cùng lấy ra cho cô một hình bất kỳ và giơ lên nói to. - Cô hỏi trẻ: + Đây là hình gì? + Hình đó có lăn được không? Tại sao? - Tương tự cô cho trẻ lấy hình khác ra và giơ lên cho các bạn cùng xem và nói to đó là hình gì? + Cấu tạo của hình đó như thế nào? * Hoạt động 2: Dạy trẻ kỹ năng so sánh phân biệt. - Cô kể đoạn chuyện sáng tạo: + Hôm nay bạn búp bê muốn về thăm ông bà ngoại của mình, bạn ấy muốn đi bằng ô tô, mà vẫn chưa có ô tô, bây giờ chúng mình cùng giúp bạn búp bê nhé! - Giờ chúng mình sẽ cùng nhau xếp 1 chiếc ô tô nhé! + Cô cho trẻ lên xếp 1chiếc ô tô bằng hình vuông và hình chữ nhật. + Chiếc ô tô các con vừa xếp đã chạy được chưa? + Giờ phải làm sao để làm cho ô tô chạy được? + Cô gắn bánh ô tô bằng hình tam giác và hỏi trẻ. + Ô tô này chạy được chưa? Tại sao? + Tại sao lấy hình tam giác làm bánh ô tô không chạy được? + Vậy bánh ô tô phải làm bằng hình gì? - Cô mời 1 trẻ lên gắn bánh xe bằng hình tròn. + Bây giờ ô tô đã chạy được chưa? + Vậy chúng ta làm ô tô cho búp bê bằng những hình gì nào? bạn Búp Bê đã có chiếc ô tô thật dẹp đến thăm Bà Ngoại rồi. * Sử dụng kỹ năng so sánh và nhận biết sự khác nhau về kích thước của 2 đối tượng. - Cô cho trẻ tự đi lấy đồ dùng về chỗ ngồi. - Cho trẻ tìm hình theo yêu cầu của cô: + Tìm cho cô hình có 4 cạnh bằng nhau? + Tìm cho cô hình có 2 cạnh dài và 2 cạnh ngắn? + Tìm cho cô hình có 3 cạnh? + Tìm cho cô hình có 1 nét cong tròn khép kín? * Hoạt động 3: Luyện tập củng cố + TC 1: Tìm bạn thân. - Cách chơi: Cô cho trẻ tự chọn hình mà mình thích vận động theo nhạc. Khi nào cô nói tìm bạn thân, 2 bạn tìm nhau cùng có 1 hình vuông ghép lại được 1 hình chữ nhật, 2 hình tam giác ghép được hình vuông..... - Luật chơi: Đôi nào tìm được bạn mà ghép không đúng thì phải nhảy lò cò 1 vòng. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần. - Lần 2 cô sẽ cho trẻ đổi hình cho nhau. + TC 2: Ghép hình theo ý thích. - Cô cho trẻ ghép hình theo ý thích của trẻ. - VD : Trẻ ghép ngôi nhà, máy bay, thuyền, ô tô.... 3. Kết thúc: Cô nhận xét giờ học.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét