Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2019

Chia nhóm đối tượng trong phạm vi 7 làm 2 phần

HĐLQVT Chia nhóm đối tượng trong phạm vi 7 làm 2 phần 1. Kiến thức. - Trẻ biết cách tách gộp có số lượng là 7 thành 2 phần và nhận được các kết quả sau mỗi lần tách. - Trẻ nhận ra được các mối tương quan khi tách nhóm số lượng 7 thành 2 phần gộp lại thành một nhóm cơ bản. 2. Kĩ năng. - Trẻ biết cách tách gộp theo ý thích,theo yêu cầu của cô. - Biết đếm số lượng ở mỗi lượng ở mỗi nhóm và đặt thẻ số tương ứng vào mỗi nhóm. 3. Thái độ. - Trẻ có ý thức trong giờ học. - Biết giữ gìn đồ dùng. + Đồ dùng của cô: - Thẻ số từ 1-7. - 7 cầu thủ . - 7 quả bóng . -2 tranh vẽ đồ dùng để trẻ chơi trò chơi tách nhóm có số lượng 7. -2 tranh vẽ để trẻ chơi trò chơi gộp số lượng 7. - Bút dạ nam châm. - Chỗ ngồi cho trẻ. + Đồ dùng của trẻ: 7 bông hoa - Thẻ số từ 1-7. - 7 cầu thủ . - 7 quả bóng . NDTH: Âm nhạc 1,Ổn định tổ chức: - Cô cho trẻ hát bài “Quả bóng tròn” + Trò chuyện với trẻ về bài hát và chủ điểm . 2. Phương pháp hình thức tổ chức. * HĐ 1: Ôn số lượng trong phạm vi 7. - Cô cho trẻ lên tìm các nhóm đồ vật có số lượng là 7 ở xung quanh lớp, cho trẻ đếm và đặt thẻ số tương ứng. * Hoạt động 2: Chia nhóm có số lượng trong phạm vi 7 thành 2 phần a. Chia theo ý thích - Cô chia trẻ làm 3 nhóm. + Trẻ đếm và xếp 7 cầu thủ thành hàng ngang + Từ 7 cầu thủ trẻ chia thành 2 nhóm theo ý thích của mình. + Cho trẻ đếm số lượng cầu thủ ở từng nhóm và đặt thẻ số tương ứng. + Sau khi trẻ chia xong cô hỏi kết quả chia của từng nhóm . + Cho trẻ đếm số lượng giày ở từng nhóm và đặt thẻ số tương ứng. + Sau khi trẻ chia xong cô hỏi + Trẻ trả lời cô gắn thẻ số lên bảng. - Cô kết luận: Các cách chia của 3 nhóm đều đúng. - Sau đó cô cho trẻ gộp lại ( Và đếm theo khả năng của từng nhóm) b. Chia theo yêu cầu của cô. - Cho trẻ đếm số 7 quả bóng 1 2 2….7.Tất cả là 7 quả bóng + Chia 1 phần có 1 bóng phần còn lại có mấy bóng ? (1-6) trẻ lấy thẻ số tương ứng đặt vào. + Cô 1quả bóng và có 6 quả bóng muốn có 7 thì ta làm thế nào?( Cô cho trẻ gộp lại) + Chia 1 phần có 1 phần còn lại có mấy? (1-6) + Chia 1 phần có 2 phần còn lại có mấy? (2-5) + Chia 1 phần có 3 phần còn lại có mấy? (3-4) => Cô kết luận : Tách nhóm có 7 thành 2 nhóm thì nhóm có 1 và nhóm có 6. + Có 6 muốn có 7 thì ta làm thề nào?( Gộp 2 nhóm lại) => Cô kết luận: Gộp 1 nhóm có 1 với 1 nhóm có 6 được nhóm có 7. + Tương tự như vậy cho trẻ tách gộp 1 và 6, 2 và 5, 3 và 4. 7 1 6 2 5 3 4 => Cô kết luận: Nếu tách 1 nhóm có 7 thành 2 nhóm thì có tất cả 3 cách tách. + Cách 1: Tách nhóm có 1- nhóm còn lại có6 + Cách 2: Tách nhóm có 2 - nhóm còn lại có 5 + Cách 3: Tách nhóm có 3 - nhóm còn lại có 4 + Nếu gộp 2 nhóm thành 1 nhóm có 7 thì tất cả có 3 cách gộp. + Cách 1: Gộp nhóm có 1 với nhóm có 6 + Cách 2: Gộp nhóm có 2 với nhóm có 5 + Cách 3: Gộp nhóm có 3 với nhóm có 4 - Cô cho trẻ cất đồ dùng vào rổ. * Hoạt động 3: Luyện tập Củng cố. + Trò chơi 1: Ai nhanh nhất. - Cách chơi: Cô chia lớp mình thành 3 đội, cô thưởng cho mỗi đội một bức tranh , các con hãy nhìn xem trong tranh có gì? các con phải đếm số lượng của mỗi nhóm và tách các nhóm này bằng các cách khác nhau và bằng cách dùng bút dạ khoanh tròn các nhóm, khi khoanh xong các con gắn thẻ số tương ứng. - Luật chơi: Thời gian bằng 1 bản nhạc đội nào khoanh đúng gắn thẻ số đúng là đội đó thắng cuộc. + Trò chơi 2: Thi xem đội nào nhanh. - Cách chơi: Cô có 3 bức tranh trong mỗi bức tranh có các nhóm đồ dùng của mộ số nghề khác nhau. Cô chia lớp thành 3 đội , nhiệm vụ của mỗi bạn trong đội phải lên nối các nhóm đồ dùng với nhau tạo thành nhóm có 7 - Luật chơi: Mỗi bạn lên chơi chỉ nối 1 nhóm về vỗ tay vào bạn thứ 2 thì bạn thứ 2 lại tiếp tục chạy lên nối cứ như vậy cho đến khi bản nhạc kết thúc đội nào nối đúng được nhiều là thắng. - Tổ chức cho trẻ chơi 1 - 2 lần. 3. Kết thúc: Cô nhận xét chủ yếu động viên khen ngợi trẻ vàchuyển hoạt động khác.

HĐ Khám phá : Một số nghề phổ biến trong xã hội

HĐ Khám phá : Một số nghề phổ biến trong xã hội 1. Kiến thức. - Trẻ biết được 1 số nghề trong xã hội và gọi tên được 1 số nghề. - Trẻ biết một số nghề nơi trẻ sống. 2. Kỹ năng. - Nói đặc điểm và sự khác nhau của một số nghề. Ví dụ: nói “Nghề nông làm ra lúa gạo, nghề xây dựng xây nên những ngôi nhà mới ...” - Mạnh dạn, tự tin trước đám đông cho trẻ. - Biết phối hợp với bạn khi hoạt động nhóm. 3. Thái độ - Trẻ biết kính trọng người lao động và thành quả cảu các nghề. - Tích cực tham gia hoạt động cùng cô và các bạn. + Đồ dùng của cô: - Máy tính. - Một số hình ảnh về các nghề . - Đồ dùng cử một số nghề - Câu hỏi đàm thoại. -NDTH: Âm nhạc, văn học. 1.Ổn định tổ chức: - Cô cho trẻ hát bài “ Cháu yêu cô chú công nhân” - Cô trò chuyện với trẻ về bài hát. 2. Phương pháp hình thức tổ chức: *HĐ1 Tìm hiểu về 1 số nghề phổ biến trong xã hội: -Trong xã hội của chúng ta có rất nhiều nghề khác nhau bạn nào giỏi cho cô giáo biết con biết những nghề nào. - Công việc của mỗi nghề thường khác nhau. - Cô cho trẻ quan sát tranh cô giáo đang dạy học và hỏi trẻ. + Cô có bức tranh gì đây? + Cô giáo đang dạy học được gọi là nghề gì ? + Nghề giáo viên thường làm công việc gì ? + Các con có nhìn thấy sản phẩm của nghề giáo viên không ?  Các con ạ,các cô giáo mà hàng ngày đến lớp dạy dỗ các con , chăm sóc các con đó cũng được gọi là 1 nghề đấy.Và sản phẩm của nghề giáo viên không giống như các nghề khác mà chúng ta có thể nhìn thấy ngay được ,sản phẩm đó còn nhờ sự cố gắng, nỗ lực của các con nữa đấy. - Cô cho trẻ quan sát tranh chú công nhân đang xây dựng. + Cô có tranh gì đây ? + Bức tranh các chú công nhân đang làm gì ? + Các chú công nhân đang xây nhà thì được gọi là nghề gì ? + Nghề xây dựng cần phải có những dụng cụ nào ? + Các chú công nhân xây dựng xây nhà có vất vả không? + Để biết ơn các chú công nhân xây dựng đã vất vả xây cho chúng ta ngôi trường khang trang ,rộng rãi thì các con phải làm gì ? - Cô cho trẻ quan sát tranh bác sĩ . + Cô có bức tranh gì đây? + Bác sĩ đang làm gì ? + Để khám bệnh được bệnh thì bác sĩ cần phải có những dụng cụ gì ? +Bác sĩ khám bệnh thì được gọi là nghề gì ? - Cô mở rộng : Trong xã hội có rất nhiều nghề ,ngoài các nghề trên còn có nghề : nông dân,nghề cảnh sát,nghề bộ đội ,nghề thợ may,... mỗi nghề đều có những sản phẩm riêng . - Giáo dục :Công việc của các cô các chú rất vất vả vì vậy chúng mình phải ngoan,chăm lo học hành để không phụ công lao các cô các chú chúng mình nhớ chưa ? *HĐ 2: Luyện tập, củng cố: -Trò chơi 1: Đoán nhanh, đoán giỏi. + Cô nói tên dụng cụ,trẻ nói nghề. + Cô nói tên nghề trẻ nói tên dụng cụ. - Trò chơi 2: Thi xem đội nào nhanh. - Cô chia trẻ ra thành 2 đội,nhiệm vụ của 2 đội là mỗi đội lên tìm dụng cụ của 1 nghề ,thời gian tính bằng 1 bản nhạc hết thời gian nếu đội nào lên tìm đúng và được nhiều thì thắng cuộc. - Sau mỗi lần chơi cô nhận xét và kiểm tra kết quả. 3.Kết thúc. Cô nhận xét và chuyển hoạt động khác,.

HĐTạo hình: Vẽ đồ dùng cuả bản thân trẻ (ĐT)

HĐTạo hình: Vẽ đồ dùng cuả bản thân trẻ (ĐT) 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên và công dụng đồ dùng của bé thường sử dụng - Biết vẽ một số đồ dùng của bản thân mà bé thích. - Trẻ biết bố cục cho bài vẽ, đặt giấy dọc hoặc giấy ngang. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ nãng khéo léo, tô màu đều , mịn, không chờm ra ngoài. - Rèn kỹ nãng nhanh nhẹn khi tham gia trò chơi. 3. Thái độ: - Biết trao đổi ý tưởng, cảm xúc với bạn, với cô. - Biết yêu quý, giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn. - Trẻ tham gia hoạt động 1 cách tích cực, hứng thú. 1. Đồ dùng của cô: - Tranh vẽ mẫu đồ dùng của bản thân: - Cô có từ 2-3 tranh. - Câu hỏi đàm thoại - Chỗ ngồi cho trẻ. 2. Đồ dùng của trẻ: - Vở vẽ cho trẻ. - Bút mầu, bút dạ, màu nước. - Tâm lý cô và trẻ thoải mái. - NDTH: Âm nhạc, toán. 1.Ổn định tổ chức: - Cô cho trẻ hát bài “Vui đến trường” đàm thoại về nội dung bài hát. - Đàm thoại về đồ dùng cá nhân mà trẻ biết (Mũ, quần, áo, bàn chải đánh rãng...) 2.Phương pháp,hình thức tổ chức: * HĐ 1: Quan tranh, giải thích, hướng dẫn . -Tranh 1:Vẽ áo, quần, dày, dép.. - Tranh 2: Vẽ mũ, ô, lược, cốc… - Tranh 3: Vẽ về đồ dùng của các bạn nam: Quần sóc, dày thể thao,mũ… * Quan sát bức tranh 1: Vẽ quần, áo, dày, dép... + Các con hãy quan sát bức tranh của cô vẽ gì? + Những đồ dùng này là của ai? + Để vẽ được những đồ dùng này cô dùng những nét gì? + Cô tô màu nhý thế nào? + Cô bố cục tranh ra sao? + Cô đặt giấy ngang hay giấy dọc? + Tương tự như vậy cô cho trẻ quan sát bức tranh 2, 3. * Cô khái quát: Những bức tranh của cô đều vẽ về đồ dùng của bản thân bé khi vẽ cô đặt giấy nằm ngang kết hợp nét thẳng, nét xiên nét ngang ….vẽ xong cô tô màu đều, mịn, không chờm ra ngoài. - Hôm nay cô cũng muốn chúng mình làm những họa sĩ tí hon vẽ nên những bức tranh thật đẹp nhé. - Cô hỏi ý tưởng của trẻ ( Hỏi 2-3 trẻ) - Con thích vẽ những đồ dùng gì? - Con dùng những nét gì để vẽ? - Con cầm bút bằng tay nào? * HĐ2 : Trẻ thực hiện: - Cô cất mẫu - Cô chia nguyên vật liệu cho trẻ - Cô quan sát trẻ thực hiện, nhắc nhở trẻ về cách cầm bút, tư thế ngồi khi vẽ cách đặt giấy, cách tô màu. - Cô động viên trẻ vẽ khá, khuyến khích trẻ sáng tạo, trẻ yếu cô hýớng dẫn lại cách vẽ. HĐ 3: Trýng bày và chia sẻ. - Treo tất cả tranh của trẻ lên để nhận xét. - Cho trẻ lên giới thiệu sản phẩm của mình, nhận xét sản phẩm của bạn, - Cô nhận xét chung khen gợi tuyên dương trẻ. 3. Kết thúc - Cô nhận xét chung tiết học, dặn dò trẻ. - Chuyển hoạt ðộng khác.

HĐPTVĐ: Đứng 1 chân và giữ thăng bằng trong 10 giây - TC: Kéo co

HĐPTVĐ: Đứng 1 chân và giữ thăng bằng trong 10 giây - TC: Kéo co 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên vận động. - Trẻ biết đứng 1 chân và giữ thăng bằng trong 10 giây chân co không chạm đất 2. Kĩ năng: -Rèn khả năng giữ thăng bằng cho trẻ. - Phát triển tố chất khéo léo, nhanh nhẹn, sức mạnh của trẻ. - Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ cho trẻ. 3.Thái độ: - GD trẻ thường xuyên luyện tập TDTT để cơ thể trẻ phát triển cân đối khỏe mạnh. 1. Đồ dùng của cô: - Xắc Xô, nhạc bài hát “nắm tay than thiết,đi xe lửa,...”. 2. Đồ dùng của trẻ - Vạch đứng. 3.Địa điểm - Sân tập rộng rãi, thoáng mát. - Trang phục cô và trẻ gọn gàng, hợp thời tiết. 1. Ổn định tổ chức: - Cô và trẻ cùng hát bài : “ Nắm tay thân thiết” - Cô và trẻ trò chuyện dẫn dắt vào bài. 2. Phương pháp,hình thức tổ chức: * Khởi động : - Cho trẻ đi thành vòng tròn, Cô đi vào trong ngược chiều với trẻ, kết hợp các kiểu đi, chạy ( thường, nhanh, chậm), sau đó cho trẻ xếp thành 4 hàng dọc, điểm số, về đội hình 4 hàng ngang, tập BTTC. * Trọng động : a. BTPTC: 2l x 8n - Tay: 2 tay đưa ra trước, lên cao - Bụng: Quay người sang 2 bên. - Chân: Ngồi khụy gối (3lx8n). - Bật: Bật tách khép chân. b. VĐCB: - Cô giới thiệu tên bài tập: Đứng 1 chân và giữ thăng bằng trong 10 giây - Cô làm mẫu: + Lần 1: Không phân tích động tác. + Lần 2: Phân tích động tác: Cô đứng thẳng, mắt nhìn về phía trước, 2 chân khép lại. Khi nào có hiệu lệnh “bắt đầu” thì 2 tay chống hông, co 1 chân lên và đứng như thế 10 giây. Thực hiện xong thì về đứng cuối hàng + Lần 3 : Cô nhấn mạnh ý chính. - Cô gọi 1-2 trẻ lên thực hiện ( Cô chú ý quan sát và sửa sai cho trẻ) - Trẻ thực hiện : +Cho trẻ lên tập lần lượt (1-2 lần) + Sau đó cho trẻ tập theo hình thức thi đua theo nhóm tổ kết hợp chuyền bóng. ( Cô chú ý quan sát và sửa sai cho trẻ) - Cô nhận xét giờ tập của trẻ. - GD trẻ thường xuyên luyện tập TDTT để cơ thể trẻ phát triển cân đối, khỏe mạnh. * Luyện tập củng cố - TC: Kéo co Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần. - Lần 2: cô cho trẻ thi đua với nhau. - Kết thúc chơi cô nhận xét tuyên dương trẻ . * Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân trường 3. Kết thúc: - Cô nhận xét chung rồi cho trẻ chuyển hoạt động.

LQ với Toán : Chia nhóm số lượng trong phạm vi 6 làm 2 phần bằng nhiều cách khác nhau

LQ với Toán : Chia nhóm số lượng trong phạm vi 6 làm 2 phần bằng nhiều cách khác nhau 1. Kiến thức. - Trẻ biết chia nhóm số lượng trong phạm vi 6 làm 2 phần bằng nhiều cách khác nhau - Trẻ nhận ra được các mối tương quan khi tách nhóm số lượng 6 thành 2 phần gộp lại thành một nhóm cơ bản. 2. Kĩ năng. - Trẻ biết cách tách gộp theo ý thích, theo yêu cầu của cô. - Biết đếm số lượng ở mỗi lượng ở mỗi nhóm và đặt thẻ số tương ứng vào mỗi nhóm. 3. Giáo dục. - Trẻ có ý thức trong giờ học. - Biết giữ gìn đồ dùng. + Đồ dùng của cô: 6 bông hoa - Thẻ số từ 1-6. - 1 tranh vẽ đồ dùng để trẻ chơi trò chơi tách nhóm có số lượng 6. - 1 tranh vẽ để trẻ chơi trò chơi gộp số lượng 6. - Bút dạ nam châm. + Đồ dùng của trẻ. - 6 đôi giày - Thẻ số từ 1-6. - Chỗ ngồi cho trẻ. NDTH: Âm nhạc. 1. Ổn định tổ chức: - Cô cho trẻ hát bài “Tập đếm” - Cô trò chuyện về bài hát về chủ điểm. 2. Phương pháp hình thức tổ chức: * Ôn số lượng trong phạm vi 6. - Cô cho trẻ lên tìm các nhóm đồ vật có số lượng là 6 ở xung quanh lớp, cho trẻ đếm và đặt thẻ số tương ứng. * Chia nhóm số lượng trong phạm vi 6 làm 2 phần bằng nhiều cách khác nhau: a. Chia theo ý thích + Trẻ đếm và xếp 6 bông hoa thành hàng ngang từ trái sang phải. + Từ 6 bông hoa trẻ chia thành 2 nhóm theo ý thích của mình. + Cho trẻ đếm số lượng bông hoa ở từng nhóm và đặt thẻ số tương ứng. + Sau khi trẻ chia xong cô hỏi trẻ khác ai có cách chia giống của bạn thì giơ tay. + Tương tự như vậy cô hỏi 2-3 trẻ khác nêu cách chia của mình. + Trẻ trả lời cô gắn thẻ số lên bảng + Như vậy cô cho trẻ chia nhóm số lượng 6 giống nhau về cùng một nhóm, sau đó cho cả nhóm đó gộp lại và cùng đếm được bao nhiêu bông hoa ( Cho trẻ đếm theo khả năng) b. Chia theo yêu cầu của cô. - Cho trẻ đếm số bông hoa ( 1 2 3….6 Tất cả là 6 bông hoa ) + Chia 1 phần có 1 bông hoa phần còn lại có mấy bông hoa? (1- 5) trẻ lấy thẻ số tương ứng đặt vào. + Có 1 bông hoa và có 5 bông hoa muốn có 6 thì ta làm thế nào? (Cô cho trẻ gộp lại) + Chia 1 phần có 2 phần còn lại có mấy? (2-4) + Chia 1 phần có 3 phần còn lại có mấy? (3-3) => Cô kết luận : Tách nhóm có 6 thành 2 nhóm thì nhóm có 1 và nhóm có 5. + Có 1 muốn có 6 thì ta làm thề nào?( Gộp 2 nhóm lại) => Cô kết luận: Gộp 1 nhóm có 1 với 1 nhóm có 5 được nhóm có 6. + Tương tự như vậy cho trẻ tách gộp 2 và 4, 3 và 3. => Cô kết luận: Nếu tách 1 nhóm có 6 thành 2 nhóm thì có tất cả 3 cách tách. + Cách 1: Nhóm có 1- nhóm còn lại có 5 + Cách 2: Nhóm có 2 - nhóm còn lại có 4 + Cách 3: Nhóm có 3 - nhóm còn lại có 3 + Nếu gộp 2 nhóm thành 1 nhóm có 6 thì tất cả có 3 cách gộp. + Cách 1: Gộp nhóm có 1 với nhóm có 5 + Cách 2: Gộp nhóm có 2 với nhóm có 4 + Cách 3: Gộp nhóm có 3 với nhóm có 3 * Luyện tập Củng cố. + Trò chơi 1: Cô cho trẻ chọn tất cả các số sao cho gộp lại là 6. - Số 1 với số mấy? - Số 2 với số mấy? - Số 3 với số mấy? - Sau mỗi lần trẻ chọn xong cô đi kiểm tra kết quả. + Trò chơi 2: Tìm bạn. - Cách chơi: Mỗi trẻ cầm thẻ số trên tay vừa đi vừa hát khi có hiêuh lệnh “ Tìm bạn” thì chúng mình phải tìm bạn gộp lại là 6. - Luật chơi: Bạn nào không tìm được phải nhảy lò cò 1 vòng. - Tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3lần. - Sau mỗi lần chơi cô kiểm tra từng đội bạn xem gộp vào có thành 6 không. - Lần 2 cô cho trẻ đổi thẻ cho nhau. + Trò chơi 3: Thi cùng đồng đội. - Cô chia trẻ làm 2 đội lên chơi, đội thứ nhất tìm các đồ vật gộp lại với nhau sao cho thành 6. - Đội thứ 2 tách nhóm số lượng 6 thành 2 phần. - Đội nào tách, gộp đúng nhanh là thắng cuộc. 3. Kết thúc: - Cô nhận xét động viên khen ngợi trẻ. - Chuyển hoạt động khác.

Khám phá KH: Bé có thể làm gì giúp mẹ

Khám phá KH: Bé có thể làm gì giúp mẹ 1.Kiến thức: - Trẻ biết những công việc nhỏ có thể giúp đỡ mẹ : Quét nhà,tưới cây, vặt rau,trông em.... - Biết những việc nhỏ nên làm và những việc không nên làm khi còn bé. - Biết chơi trò chơi. 2. Kỹ năng: - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc - Khả năng tư duy, phán đoán - Làm việc theo nhóm - Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ. 3. Thái độ: - Tham gia hoạt động tích cực,hứng thú. - Có ý thức giúp đỡ mọi người trong gia đình. 1. Đồ dùng của cô: - Powerpoint - Máy tính - Nhạc bài hát : “ Khuôn mặt cười” - Video những việc bé có thể giúp mẹ. 2. Đồ dùng của trẻ: - Tranh để cho trẻ chơi trò chơi - Chỗ ngồi cho trẻ. - Các vật dụng trong gia đình: Chổi, gàu hót, xô, Khăn lau, quần áo,…cho trẻ hoạt động trải nghiệm. 1.Ổn định tổ chức : - Cô cho trẻ hát bài : “Khuôn mặt cười” - Cô trò chuyện với trẻ và dẫn dắt vào bài . 2. Phương pháp và hình thức tổ chức : * Bé có thể làm được những gì giúp mẹ: - Cô cho trẻ xem video những việc bé có thể giúp mẹ. - Hỏi trẻ: + Các con được xem cái gì? + Trong video bạn nhỏ đã giúp đỡ mẹ những công việc nào? + Vậy các con nghĩ mình có thể làm gì để giúp đỡ mẹ khi ở nhà? + Các con giúp đỡ bố mẹ như thế nào? - Cô đàm thoại với trẻ, gợi ý giúp trẻ đưa ra những câu trả lời, cô khái quát lại. - Mở rộng: Cô cho trẻ xem những việc trẻ có thể làm và không nên làm khi ở nhà. - Cô cho trẻ chơi trò chơi : Cùng nhau thi tài. + Cách chơi : Chia trẻ thành 2 nhóm, nhiệm vụ các nhóm là tìm những việc bé có thể làm và khoanh tròn. Nhóm nào khoanh đúng nhiểu hơn là thắng cuộc. Thời gian kết thúc là 1bản nhạc. - Giáo dục trẻ: Biết giúp đỡ gia đình, có ý thức chăm chỉ lao động. *Bé vui trải nghiệm: - Cô chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm nhận 1 khu vực là 1 gia đình nhà bé. Ở đó cô để dép, lá cây, cây cảnh,… và 1 số vật dụng. Công việc của mỗi nhóm là thảo luận và phân chia công việc để dọn nhà của mình sạch sẽ và tập làm những việc đơn giản giúp đỡ mẹ. + Nhóm 1: Bé tập quét và lau nhà. + Nhóm 2: Bé giúp mẹ trông em, vặt rau. + Nhóm 3: Bé gấp quần áo giúp mẹ. + Nhóm 4: Bé quét nhà, lau bụi và chăm sóc cây cảnh giúp mẹ. - Cô bao quát trẻ hoạt động, giúp đỡ trẻ. - Các nhóm trẻ trình bày về công việc mình làm và nêu cảm nhận của bản thân. - Cô nhận xét khen ngợi trẻ chơi. 3. Kết thúc: - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ. - Chuyển hoạt động trẻ đọc thơ: “ Tay thơm tay ngoan”.

HĐGD Âm nhạc Dạy hát: Nắm tay thân thiết - Nghe hát: Thật đáng chê. - Trò chơi: Tiếng hát ở đâu

1.Kiến thức: - Trẻ biết tên bài hát,biết tên tác giả và hiểu nội dung bài hát. 2.Kỹ năng: - Trẻ hát thuộc lời bài hát,hát ðúng giai ðiệu bài hát. - Trẻ biết lắng nghe,hýởng ứng cùng cô. - Rèn khả nãng chú ý ghi nhớ có chủ ðịnh. - Rèn kỹ nãng phát triển tai nghe âm nhạc cho trẻ. - Trẻ biết chõi trò chõi âm nhạc. 3.Thái độ: -Trẻ hứng thú với bài học , biết vâng lời cô. 1. Đồ dùng của cô: Nhạc bài hát : “Nắm tay thân thiết, thật đáng chê.…” 2. Đồ dùng của trẻ : - Xắc xô, phách - Trang phục trẻ gọn gàng,phù hợp,thuận lợi cho hoạt động. 1.Ổn định tổ chức. - Cô cho trẻ đọc bài thơ “Bạn mới” - Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ và dẫn dắt vào bài 2. Phương pháp, hình thức tổ chức: * Dạy hát : Nắm tay thân thiết ( Vũ Hà Trang) - Cô giới thiệu tên bài hát,tên tác giả. - Cô hát mẫu: 2 lần + Lần 1 : Cô hát, kèm theo điệu bộ cử chỉ. Cô vừa hát vừa vận động nhẹ nhàng uyển chuyển theo giai điệu của bài hát. Kết thúc bài hát cô hỏi trẻ : Cô vừa hát bài hát gì? Nhạc và lời của ai? + Lần 2 : Cô hát với nhạc + kết hợp cử chỉ ,điệu bộ,nét mặt. Cô giới thiệu nội dung bài hát : Bài hát nói về đôi bạn thân cùng chơi nắm tay và vỗ tay rất vui vẻ.  Giáo dục: Trẻ quý mến bạn,đoàn kết và biết giúp bạn đỡ bạn bè.. - Dạy trẻ hát: + Cô cho cả lớp hát 3- 4 lần. + Tổ hát 1 lần. + 2-3 nhóm trẻ hát, cá nhân trẻ hát. (Cô cho trẻ hát theo nhiều hình thức, trong quá trình trẻ hát cô chú ý sửa sai cho trẻ,khen ngợi trẻ) * Nghe hát : Thật đáng chê (Dân can Nam Bộ) - Cô giới thiệu tên bài hát,tên tác giả - Cô hát cho trẻ nghe: + Lần 1: Cô hát kết hợp cử chỉ ðiệu bộ nét mặt Cô vừa hát cho các con nghe bài gì? Do ai st? Cô giới thiệu nội dung bài hát: Bài hát Nói về chú Cò hay ăn quả sống, uống nước lã nên bị đau bụng và bị mọi người chê trách. + Lần 2: Cô hát kết hợp nhạc Cô vừa hát cho các con nghe bài gì? Do ai st?  Giáo dục: Trẻ biết khi đi nắng phải biết đội mũ, không ăn uống thức ăn chưa được nấu chín. + Lần 3: Cô mở nhạc bài hát cho trẻ nghe và tự đung đưa theo nhạc. * Trò chơi âm nhạc : - Cô giới thiệu tên trò chơi: Tiếng hát ở đâu - Cách chơi: Một trẻ đứng giữa lớp, đội mũ che kín mắt hoặc dùng băng vải bịt mắt. Một hoặc 2 trẻ được chỉ định hát. Trẻ đúng ở giữa lớp bị bịt mắt không nhìn thấy bạn hát nhưng nghe và chỉ về hướng có tiếng hát. Khi chơi đã thành thạo, cô cho trẻ chơi nâng cao yêu cầu bằng cách trẻ chỉ tay về hướng có tiếng hát và nói tên người hát. - Luật chơi: Nếu nói đúng thì cả lớp vỗ tay, nếu nói sai thì sẽ nhảy lò cò, hoặc phải hát 1 bài. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần. - Sau mỗi lần chơi cô cho trẻ chơi nâng cao. - Nhận xét động viên trẻ sau mỗi lần chơi. 3. Kết thúc: Cô nhận xét và chuyển hoạt động khác.

LQTH: Vẽ và dán bạn tập thể dục (Mẫu)

1.Kiến thức: - Trẻ biết sử dụng các nét cong tròn ,nét sổ thẳng,…để vẽ thành khuôn mặt và chân tay bạn. - Trẻ biết dùng ngón trỏ chấm và phết hồ vào mặt trái của giấy màu để dán,trẻ dán đúng theo yêu cầu của cô. 2.Kỹ năng: - Rèn kĩ năng ướm hình. - Rèn kỹ năng cầm bút bằng 3 đầu ngón tay, rèn kỹ năng vẽ các nét cho trẻ ngồi đúng tư thế. - Phát triển kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định - Phát triển thẩm mỹ cho trẻ. 3.Thái độ: - Trẻ hứng thú học bài. - Trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn. 1.Địa điểm : - Trong lớp học, trẻ ngồi theo hình chữ U . 2.Đồ dùng : * Đồ dùng của cô : - Tranh mẫu: + Tranh 1: Bạn nam đang tập thể dục. + Tranh 2: Bạn nữ đang tập thể dục + Tranh 3: Bạn nam và bạn nữ đang tập thể dục. - Nhạc không lời bài hát “Tập thể dục buổi sáng, đi học, trường chúng cháu đây là trường mầm non” - Tranh cô làm mẫu, bút màu, bút vẽ. * Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ 1 vở thủ công,bút màu,giấy màu,hồ dán,khăn lau tay cho trẻ. - Bảng để trưng bày sản phẩm. 3.Trang phục: - Cô và trẻ ăn mặc gọn gàng,phù hợp,thuận lợi cho hoạt động. 1.Ổn định tổ chức: - Cô cho trẻ hát vđ bài hát : “Tập thể dục buổi sáng” - Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát dẫn dắt vào bài. 2.Phương pháp,hình thức tổ chức : * Khảo sát tranh mẫu: - Cô cho trẻ xem bức tranh 1 và hỏi trẻ: + Đây là ai ? Cô làm bức tranh bằng những chất liệu gì? + Thân người bạn trai được dán bằng hình gì ? màu sắc ntn? + Cô đã sử dụng những nét nào để vẽ đầu và tay,chân cho bạn ? + Cô tô màu và dán như thế nào ? + Cách sắp xếp hình bạn trai trong tranh như thế nào ? + Chúng mình có nhận xét về bố cục bức tranh, cách dán và vẽ. - Tranh 2,3: Cô đặt câu hỏi tương tự. Để vẽ và dán được bạn tập thể dục các con hãy nhìn lên cô làm mẫu nhé. * Cô làm mẫu: - Lần 1: Không giải thích Cô tô màu trùng khít và không chườm ra ngoài. - Lần 2: Cô làm mẫu và giải thích : Cô chọn giấy màu hình vuông làm thân người của bạn nam đặt vào giữa Khi cô đã ướm hình xong cô dùng ngón trỏ phết vào mặt trái của giấy màu và dán vào vở nơi vị trí cô đã xếp,dán xong cô dùng bút sáp màu vẽ khuôn mặt bằng 1nét cong khép kín,và vẽ chân tay bằng các nét sổ thẳng song song nhau,... cho bạn. (tương tự bạn gái).Như vậy là cô đã hoàn thành bức tranh rồi. - Hỏi ý tưởng của trẻ . * Trẻ thực hiện: - Cô cho trẻ về các nhóm thực hiện. Cô mở nhạc không lời trong khi trẻ thực hiện. - Cô phát vở,giấy màu,hồ dán,bút sáp màu cho trẻ - Cô không cất tranh mẫu,nhắc trẻ ngồi đúng tư thế,cách ướm hình lên vở,phết hồ,cách vẽ và dán. - Khi trẻ thực hiện, cô đến từng bàn quan sát, gợi ý để trẻ thực hiện. * Trưng bày nhận xét sản phẩm: Cho trẻ mang sản phẩm lên giá trưng bày Cô khen cả lớp đã hoàn thành sản phẩm. Cho lần lượt 2 - 3 trẻ lên nhận xét sản phẩm + Cháu thích bức tranh nào? Vì sao? + Bạn đã làm như thế nào ? Bạn vẽ dán đẹp không ? - Cô nhận xét chung, khen ngợi những trẻ làm tốt, động viên khuyến khích trẻ còn yếu. 3. Kết thúc - Cô nhận xét chung tiết học, dặn dò trẻ. - Chuyển hoạt động khác.

LQVT: Đếm đến 2.Nhận biết nhóm có 2 đối tượng. Nhận biết số 2.

LQVT: Đếm đến 2.Nhận biết nhóm có 2 đối tượng. Nhận biết số 2. 1.Kiến thức: -Trẻ biết đếm đến 2, nhận biết các nhóm có số lượng 2, nhận biết chữ số 2. - Trẻ biết chơi trò chơi. 2.Kỹ năng: - Phát triển kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định - Phát triển vốn từ,phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. - Phát triển khả năng nhanh nhẹn,kĩ năng tư duy. 3.Thái độ: -Trẻ thích thú khi tham gia hoạt động , biết vâng lời cô. 1.Địa điểm : - Trong lớp học, trẻ ngồi theo hình chữ U . 2.Đồ dùng : - Đồ dùng của cô : + 2 bông hoa,thẻ chữ số 1-2. + Nhạc bài hát “Tìm bạn thân ” - Đồ dùng của trẻ : + Mỗi trẻ 2 bông hoa,thẻ chữ số 1-2. + Mỗi trẻ một tranh có hình ảnh có đối tượng 1-2 , 2 ngôi nhà có gắn thẻ số 1-2 + Bút sáp màu. 3.Trang phục: - Cô và trẻ ăn mặc gọn gàng,phù hợp,thuận lợi cho hoạt động. 1.Ổn định tổ chức: - Cô cho trẻ hát bài hát : “Tìm bạn thân” - Cô và trẻ trò chuyện về nội dung bài hát,dẫn dắt trẻ vào bài. 2.Phương pháp,hình thức tổ chức : * Ôn số lượng trong phạm vi 1-2, ôn cách sắp xếp 1:1 - Cô giới thiệu cho trẻ quan sát 1 góc lớp : + Con hãy nhìn đồ chơi ở các góc lớp mình có gì mới không ? + Có những đồ chơi gì ? (cho trẻ kể tên đồ chơi) - Cô cho trẻ kể tên đồ chơi có số lượng là 1 (Cô cho trẻ đếm 2-3 loại đặt thẻ số) - Cho trẻ tìm và sắp xếp tương ứng 1-1 (thìa-bát,áo-quần,..) - Cô lấy trống ra chơi với trẻ,cô gõ bao nhiêu tiếng-trẻ vỗ tay từng ý cái. * Đếm đến 2.Nhận biết các nhóm có 2 đối tượng . Nhận biết chữ số 2. - Trong rổ các con có đồ gì ? - Các con xếp 1 bông hoa vàng ra để tặng bạn nào. - Các con xếp được mấy bông hoa ? (Trẻ đếm) - Để biểu thị cho nhóm có số lượng là 1 thì ta phải dùng thẻ chữ số mấy ? (Chữ số 1) - Tặng bạn thêm một bông hoa đỏ (Trẻ xếp 1bông hoa đỏ ra) - Có 1 bông hoa vàng thêm 1 bông hoa đỏ thì được mấy bông hoa? (Trẻ đếm) - Để biểu thị cho nhóm có số lượng là 2 thì ta phải dùng thẻ chữ số mấy ? (Chữ số 2) - Cho trẻ tìm thẻ chữ số 2 đặt vào nhóm có số lượng là 2. - Cô giới thiệu thẻ chữ số 2 và cả lớp,tổ,nhóm ,cá nhân đọc. - Cho trẻ cất dần và đếm đến hết. * Củng cố luyện tập : - TC1 : Về đúng nhà + Cách chơi :Trẻ cầm thẻ số 1,2 vừa đi vừa hát bài “Tìm bạn thân”. Khi nghe hiệu lệnh tìm nhàthì chạy nhanh chân về nhà có số tương ứng với thẻ số cầm trên tay + Luật chơi :Trẻ nào về nhầm nhà phải nhảy lò cò đi tìm nhà có thẻ tương ứng của mình . + Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. +Cô quan sát động viên trẻ . - TC2 : Tìm đúng đồ dùng có số lượng 2 + Cách chơi : Cô chia trẻ làm 4 tổ ,cô phát cho các tổ mỗi 1 bạn môt tranh có hình ảnh các đồ dùng có số lượng khác nhau, nhiệm vụ của các con là hãy khoanh tròn cho cô nhóm đồ dùng có nhóm số lượng là 2. Thời gian được tính bằng một bản nhạc . + Luật chơi :Sau khi thời gian kết thúc đội nào gạch nhanh hơn đội đó là đội chiến thắng + Cô tổ chức cho trẻ chơi. - TC3 : Kết bạn + Cách chơi : Cô hô “kết bạn- kết bạn”,trẻ hỏi cô “kết mấy-kết mấy” cô bảo kết 2,trẻ nhanh chóng nắm 1tay bạn khác để tạo nhóm có số lượng là 2. + Luật chơi : Trẻ không kết được bạn thì phải hát một bài hát . 3.Kết thúc: - Cô nhận xét ,động viên khen ngợi trẻ. - Chuyển hoạt động.

PTVĐ: -VĐCB: Đi theo đường hẹp. -TCVĐ: Bóng tròn to

. 1.Kiến thức: - Trẻ biết đi theo đường hẹp, không chạm vạch. - Trẻ biết chơi trò chơi. 2.Kỹ năng: - Khi đi trên ghế giữ thăng bằng không được dẫm chân xuống đất.Chơi trò chơi đúng cách, đúng luật. - Phát triển kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định - Phát triển tố chất khéo léo,nhanh nhẹn ,phản xạ nhanh,định hướng,cảm giác thăng bằng và ước lượng khoảng cách . 3.Thái độ: - Trẻ yêu thích bài tập khi luyện tập,biết vâng lời cô. - Có ý thức tổ chức kỷ luật,tinh thần tập thể,tuân theo hệu lệnh của cô,rèn luyện tính kiên trì,ý thức thi đua. 1.Địa điểm : - Sân trường sạch sẽ,thoáng mát,đảm bảo an toàn cho trẻ. 2.Đồ dùng : - Đồ dùng của cô : Xắc xô,nhạc tập thể dục,… - Đồ dùng của trẻ : 2 vạch kẻ dài 3m đặt song song cách nhau 30 – 35 cm, vạch chuẩn bị, vạch đích… 3.Trang phục: - Cô và trẻ ăn mặc gọn gàng, phù hợp thời tiết,thuận lợi cho hoạt động. 1.Ổn định tổ chức: - Cô và trẻ hát bài hát : “Tập thể dục” - Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát dẫn dắt vào bài học. 2.Phương pháp,hình thức tổ chức : * Khởi động : Cho trẻ đi theo cô thành vòng tròn rộng.Khi vòng tròn kép kín cô đi vào trong ngược chiều với trẻ. Cho trẻ đi các kiểu chân (đi thường, đi kiễng gót chân, đi bằng mũi bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh,chạy chậm dần)  về 4 hàng dọc  Về 4 hàng ngang, giãn cách đều tập bài tập phát triển chung. *Trọng động: A,BTPTC: 4LX 4N - Tay vai : 2 tay đưa ra trước,lên cao (6lx4 n). - Bụng lườn : Đứng quay thân sang trái phải . - Chân : Đứng, một chân đưa lên trước, khuỵu gối (6lx4n). - Bật nhảy: Bật tách khép chân . B,VĐCB : Đi theo đường hẹp: - Cô giới thiệu tên vđ: Đi theo đường hẹp . - Cô làm mẫu: 3 lần + Lần 1: Cô làm mẫu không giải thích. + Lần 2: Cô làm mẫu và giải thích : TTCB: Cô đứng trước vạch chuẩn bị, đứng 2 tay chống hông, mắt nhìn thẳng. Thực hiện: Khi có hiêụ lệnh “Bắt đầu”, cô nhẹ nhàng đi vào con đường hẹp phía trước sao cho chân không giẫm vào vạch. Thực hiện xong, cô đi về cuối hàng đứng. + Lần 3: Cô nhấn mạnh ý chính. - Trẻ thực hiện : + Cô gọi 1 trẻ nên tập thử (trẻ tập được cô khen ngợi,nếu trẻ chưa thực hiện được cô nhắc lại quy trình và thực hiện lại mẫu bài tập) +Lần 1: Cô gọi 2- 4 trẻ lên tập +Lần 2: Cô cho trẻ tập theo hình thức nối tiếp (Trong quá trình trẻ tập cô chú ý quan sát,sửa sai cho trẻ,động viên khuyến khích trẻ.) - Củng cố: + Cô vừa cho các con thực hiện vận động gì? + Cô gọi 1 bạn tập khá lên tập lại 1 lần. C,TCVĐ: Bóng tròn to. - Cô giới thiệu tên trò chơi : Bóng tròn to. - Cách chơi : Cô và trẻ nắm tay nhau đứng vòng tròn, vừa hát vừa làm động tác: + “Bóng tròn...to” Trẻ nắm tay nhau đứng dãn căng vòng tròn thật to, chân giậm theo nhịp. +“ Bóng ... hơi”Trẻ nắm tay nhau cùng bước hướng vào tâm đường tròn. + “Nào bạn ...tròn nào” Hai tay vỗ vào nhau theo nhịp câu hát. - Luật chơi: Bạn nào làm tuột tay bạn trong khi chơi thì phải nhảy lò cò 1 vòng. - Tổ chức cho trẻ chơi: Cho trẻ chơi 3-4 lần.(Cô bao quát trẻ chơi) - Cô nhận xét,động viên trẻ chơi. - Kết thúc chơi. * Hồi tĩnh: Cô cho trẻ làm đàn chim bay đi kiếm mồi,đi 1- 2 vòng quanh sân trường. 3.Kết thúc: - Cô nhận xét ,động viên khen ngợi trẻ. - Chuyển hoạt động.

LQVH: Truyện: Nếu không đi học

1. Kiến thức : - Trẻ biết tên truyện, tên tác giả và hiểu nội dung truyện. - Trẻ biết đánh giá tính cách của nhân vật. 2. Kĩ năng : - Rèn khả năng quan sát,ghi nhớ có chủ định . - Phát triển lời nói mạch lạc. - Rèn kĩ năng tai nghe ở trẻ. - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ: Trẻ trả lời câu hỏi của cô to, rõ ràng. 3.Thái độ: - Trẻ biết chú ý lắng nghe cô. - Giáo dục trẻ: yêu quý trường lớp. cha mẹ, ông bà,bé đi học đầy đủ , chăm ngoan. -Trẻ hứng thú với bài học , biết vâng lời cô. 1.Địa điểm : - Trong lớp học, trẻ ngồi theo hình chữ U . 2.Đồ dùng : - Đồ dùng của cô: + Tranh minh họa cho nội dung của truyện. + Hệ thống câu hỏi đàm thoại + Que chỉ, máy tính, loa, nhạc bài hát “ Vui đến trường”. + Video truyện “ Nếu không đi học”. 1. Ổn định tổ chức : - Cô cho trẻ hát và vận động bài hát “ Vui đến trường”. + Các con vừa hát bài hát gì? + Bạn nhỏ trong bài hát đi học và cảm thấy như thế nào? + Các con thì sao? Cô biết có 1 bạn không thích đi học…và có 1 điều đã xảy ra với bạn đó muốn biết như nào các con hãy chú ý lắng nghe cô kể câu chuyện “Nếu không đi học”, tác giả…nhé. 2. Phương pháp, hình thức tổ chức : * Cô kể chuyện: - Cô kể lần 1: Cô kể diễn cảm kết hợp cử chỉ điệu bộ. + Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? + Trong câu chuyện có những nhân vật nào? Cô giới thiệu nội dung truyện: Nói về các con vật: Gà con, Bướm Vàng, Gà con, Dê con….Các bạn Bướm Vàng, Dê con, Gấu do không chịu đi học nên không biết chữ, không đọc được tên thuốc nên đã uống nhầm thuốc khi bị ốm. Gà con chăm chỉ đi học nên đã giúp được bạn của mình. - Cô kể lần 2: Kết hợp với tranh minh họa. * Đàm thoại, trích dẫn giúp trẻ hiểu nội dung câu chuyện : + Cô vừa kể cho chúng mình nghe câu chuyện gì nhỉ? + Trong câu chuyện có những nhân vật nào? + Gà con đã rủ những ai đi học? + Các bạn có đi học không? + Dê con đã nói gì? Bướm vàng trả lời như thế nào? “ Gà con đi học.... hơn chứ” + Dê con và Gấu con bị làm sao và đã nhờ Gà con làm gì? “Gà con đọc …..không khỏi” + Tại sao các bạn lại không biết chữ? + Các bạn đã hiểu ra điều gì? “Từ mai….thật tai hại” + Các con thích nhân vật nào ? Trong câu chuyện các con phải học tập ai? => Giáo dục: Câu chuyện “ Nếu không đi học” nói về các bạn Gấu, Bướm vàng, Dê con không chịu đi học nên không biết chữ nên đã uống nhầm thuốc khi bị ốm và bay vào nơi có thuốc trừ sâu. Gà con vì chăm chỉ đi học nên đã giúp đỡ được các bạn của mình. Qua câu chuyện các con phải học tập Gà con chăm chỉ đi học để biết được nhiều điều nhé. * Kể lần 3: Cho trẻ xem video. 3.Kết thúc: - Cô nhận xét ,động viên khen ngợi trẻ. - Chuyển hoạt động.

HĐKPKH Tết trung thu của bé.

HĐKPKH Tết trung thu của bé. 1. Kiến thức: - Biết ngày tết trung thu là ngày tết dành cho các cháu thiếu niên nhi đồng và biết ngày tết trung thu được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 hằng năm - Biết được tết trung thu được nhận quà, được đi rước đèn, phá cỗ cùng các bạn… - Biết được những đồ dùng của ngày tết trung thu có nhiều hoa quả, bánh kẹo, đèn ông sao, mặt lạ.... - 2.Kỹ năng: - Trẻ trả lời rõ ràng mạch lạc - Có kỹ năng hát và vận động về các bài hát nói về ngày trung thu. - Trả lời câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc 3. Thái độ: - Trẻ yêu tết trung thu, thích tham gia rước đèn. Biết cảm ơn khi được nhận quà, giữ gìn đồ chơi sạch sẽ… + Đồ dùng của cô: - Máy vi tính, giáo án điện tử có 1 số hình ảnh về ngày tết trung thu: Rước đèn, văn nghệ, phá cỗ… Hai mâm quả, bánh kẹo, một số đồ chơi… + Đồ dùng của trẻ: - Khuôn bánh các loại - Giấy vẽ, bút sáp màu, bút dạ màu - Trang phục gọn gàng. - Tâm thế thoải mái - NDTH : Âm nhạc, tạo hình 1: Ổn định tổ chức, gấy hứng thú - Cô cho trẻ hát bài “Chiếc đèn ông sao”. + Chúng ta vừa hát bài hát về gì? Đèn ông sao thường có trong dịp nào? (Ngày nào trong năm) - Tết trung thu đến có rất nhiều điều kì diệu xảy ra, vì vậy hôm nay cô mời lớp mình cùng khám phá một số hình ảnh về tết trung thu nhé. 2. Phương pháp, hình thức tổ chức. * Hoạt động 1: Trò chơi : Thi xem đội nào nhanh. - Cô chuẩn bị rất nhiều tranh ảnh về các hoạt động trong ngày tết trung thu, và một số tranh ảnh khác, cô yêu cầu mỗi 1 đội bạn tìm cho cô những bức tranh về ngày trung thu. - Đội nào tìm được đúng bức tranh về ngày trung thu là đội đó thắng cuộc * Hoạt động 2: Tìm hiểu về ngày tết trung thu. - Cô cho xuất hiện hình ảnh một số bức tranh vẽ về cảnh tết trung thu cho trẻ quan sát và đến bức tranh nào thì hỏi trẻ: + Cô có những hình ảnh (bức tranh) vẽ gì đây? (Tranh rước đèn, văn nghệ, phá cỗ…) + Thế các con có biết tết trung thu được tổ chức vào ngày nào? + Ngày tết trung thu là ngày dành cho ai? Tết trung thu có vào mùa nào? + Khi tham gia vui tết trung thu các con thường làm gì? + Bầu trời, ánh trăng đêm trung thu như thế nào?... + Ngày tết trung thu có các loại bánh nào? + Vào ngày tết trung thu mọi người thường bày mâm gì? + Ngày tết trung thu các con được làm gì? + Khi đi rước đèn con phải đi về phía bên nào? Vì sao? + Những bài hát nào nói về ngày trung thu ?.... - Cô mời trẻ biểu diễn cho cô và các bạn xem (Trẻ không thuộc cô hát và mời các trẻ thuộc cùng tham gia hát cỗ vũ bạn ). * Hoạt động 3: Cũng cố. + Trò chơi : “Chọn đúng đồ chơi”: - Cô nêu cách chơi: Cô chia trẻ thành 3 đội chơi nhiệm vụ của mỗi đội lên chơi lấy đúng đồ dùng mà cô yêu cầu, lấy được chạy về phát vào tay bạn sau đó đi về cuối hàng bạn tiếp theo lên lấy đồ dùng cứ như vậy cho đến khi hết trẻ. - Luật chơi: Đội nào nhanh và đúng thì đội đó thắng cuộc - Cô cho trẻ chơi 3 - 4 lần. + Trò Chơi : Bé thử tài - Cách chơi: Cô chia trẻ làm 3 đội chơi cô đưa ra các câu đố về ngày trung thu, đội nào dung chuông nhanh nhất thì đội đó có quyền trả lời, trả lời đúng được thưởng 1 hộp quà. - Luật chơi: Đội nào chậm hoặc không trả lời được là đội đó thua cuộc và không được quà. * Hoạt động theo nhóm. + Nhóm 1: Vẽ các loại bánh và các loại hoa quả . + Nhóm 2: Nặn các loại bánh và hoa quả + Nhóm 3: Tô màu mâm ngũ quả. + Nhóm 4: Ghép tranh về các hoạt động trong ngày trung thu - Kết thúc cô cho trẻ nhận xét sản phẩm của nhóm mình. * GDT: Phải biết yêu quý thiên nhiên, yêu ngày tết trung thu và phải biết giữ gìn sạch sẽ, không làm hỏng những món quà mà các con được nhận, phải đi đúng làn đường kẻo không sẽ bị tai nạn… 3. Kết thúc: Cô cho trẻ hát bài " Chiếc đèn ông sao" và đi ra ngoài

HĐKPKH Các hoạt động của các cô, bác trong trường

. 1. Kiến thức. - Biết được các hoạt động của các cô bác trong trường mầm non, mỗi người đều có một công việc khác nhau. - Biết các hoạt động diễn ra hằng ngày trường mầm non. - Biết chơi trò chơi 2. Kỹ năng - Kỹ năng quan sát ghi nhớ có chủ định. - Nói tên, công việc của cô giáo và các bác công nhân viên trong trường khi được hỏi, trò chuyện. - Trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc. 3. Thái độ - Trẻ biết quan tâm yêu mến, kính trọng các cô bác trong trường mầm non. + Đồ dùng của cô. - Tranh ảnh trường mầm non. - Một số hình ảnh về các hoạt động của các cô bác trong trường mầm non. - Một số đồ dùng, đồ chơi của lớp. - Chỗ ngồi cho trẻ. - Câu hỏi đàm thoại + Đồng dùng của trẻ. - 3 bức tranh cho trẻ chơi nghép tranh. - NDTH: Âm nhạc, văn học 1. Ổn định tổ chức. - Cô cho trẻ chơi trò chơi trò chơi " Tung bóng" khi bóng đến ai cuối cùng thì hãy trả lời câu hỏi của cô. Ai mặc áo trắng, Có chữ thập xinh Tiêm thuốc chúng mình Sẽ mau lành bệnh? 2. Phương pháp, hình thức tổ chức. *Hoạt động 1: Cô trò chuyện cùng trẻ + Các con đoán xem đây là ai? cô y tá, + Cô y tá đang làm gì?. + Cô y tá thường làm những việc gì? - Cô trò chuyên cùng trẻ về bác bảo vệ. + Còn có bác gì hay đứng quan sát trông coi trường lớp cho chúng mình nhỉ? + À! Đó là bác bảo vệ đấy các con ạ. + Bác bảo vệ mặc trang phục như thế nào ? + Bác làm công việc gì trong trường ? ( Hàng ngày bác phải đi kiểm tra các lớp trông coi trường lớp giúp chúng mình đấy!) + Nếu không có bác bảo vệ thì trường sẽ làm sao? - Cô trò chuyện cùng trẻ một số công việc của các cô, bác trong trường mầm non. * Hoạt động 2: Trò chơi : Ai nhanh nhất. - Cô chuẩn bị rất nhiều tranh ảnh về các hoạt động của các cô, bác trong trường, cô yêu cầu mỗi 1 đội tìm cho cô 1 bức tranh, đội bạn nào tìm được những bức tranh giống nhau về cùng một nhóm để thảo luận. - Cô cho trẻ về đội hình vòng tròn và mời các nhóm chia sẻ về bức tranh mà đội mình tìm được. + Nhóm con tìm được bức tranh vẽ hoạt động của ai ? + Đây là ai? + Cô giáo đang làm gì? + Hằng ngày đến lớp làm những công việc gì? + Vậy các con đối với cô giáo như thế nào?... * Cứ tiếp tục như vậy cô mời các nhóm khác lên chia sẻ về bức tranh mà đội mình tìm được, như công việc của cô cấp dưỡng, y tế, kế toán,... * Hoạt động 3: Hoạt động theo nhóm. + Nhóm 1: Vẽ trang phục của bác bảo vệ. + Nhóm 2: Tô màu tranh các cô cấp dưỡng + Nhóm 3: Vẽ chân dung cô y tế. + Nhóm 4: Chơi xây khuôn viên trường mầm non có các khu vực của các cô, các bác trong trường mầm non. * Mở rộng hóa kiến thức: Ngoài cô cấp dưỡng,cô y tế, bác bảo vệ các con còn biết những ai trong trường mình? ( Cô hiệu trưởng, cô hiệu phó, cô kế toán, cô văn thư….) * Hoạt động 4: Trò chơi ghép tranh. - Cô chuẩn bị 3 bức tranh về hoạt động của cô, bác trong trường mầm non. + Cách chơi : Cô chia lớp làm 3 đội, mỗi đội 4 bạn, nhiệm vụ của mỗi đội 4 bạn lần luợt lên ghép tranh, bạn đầu lên ghép tranh xong chạy về phát vào tay bạn, bạn tiếp theo lên ghép tranh , cứ như vậy khi nào bản nhạc kết thúc đội nào nhanh và đúng là đội đó thắng cuộc - Luật chơi : Đội nào ghép nhanh đúng đội đó thắng cuộc, đội nào ghép sai phải nhảy lò cò. 3. Kết thúc: Cô nhận xét tiết học và chuyển hoạt động khác.

HĐ LQVCV Làm quen nhóm chữ viết o,ô,ơ

HĐ LQVCV Làm quen nhóm chữ viết o,ô,ơ 1. Kiến thức - Trẻ nhận biết chữ o,ô,ơ. - Trẻ nhận ra chữ o, ô, ơ trong từ trọn vẹn. - Biết chơi trò chơi đúng cách, đúng luật 2. Kỹ năng - Phát âm, nhận biết, phân biệt chữ o, ô, ơ (chữ ô là 1 nét cong tròn khép kín và có thêm mũ ô phía bên trên; chữ ơ là 1 nét cong tròn khép kín và 1 nét móc nhỏ ở phía trên bên phải..) - Nói đủ câu, rõ ràng, mạch lạc. - Củng cố một số kĩ năng tạo hình: vẽ, tô, nặn, gắn đính. - Rèn khả năng hoạt động theo nhóm, tính mạnh dạn tự tin cho trẻ. 3. Thái độ - Trẻ có thái độ tích cực với việc làm quen chữ cái. - Trẻ tự tin, hứng thú, tích cực khi tham gia các hoạt động. - Tôn trọng luật chơi. Hợp tác, đoàn kết với bạn. 1. Địa điểm : - Phòng học sạch sẽ, các góc sắp xếp hợp lí để thuận tiện cho trẻ hoạt động. 2. Đồ dùng của giáo viên: - Power point làm quen chữ cái: o,ô,ơ. - Thẻ chữ cái: o, ô, ơ. -Máy tính,loa, nhạc, que chỉ. 3. Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ một rổ đồ dùng gồm các thẻ chữ o, ô, ơ với kích thước, màu sắc, chất liệu khác nhau. - Dù tròn có dán thẻ chữ o, ô, ơ vào các vị trí đủ cho số trẻ. - Chơi theo nhóm: + Nhóm 1: Tranh có từ đi kèm, bút dạ các màu, bảng phân loại. + Nhóm 2: Các cặp thẻ chữ. + Nhóm 3: file bài tập do GV thiết kế, bút. + Nhóm 4: Chữ rỗng, bút màu các loại, giấy màu, cát nhũ, keo sữa… để trẻ gắn đính trang trí trí chữ rỗng. + Nhóm 5: gạo, cát, hột hạt để tạo ra các chữ. 4. Trang phục, tâm thế: - Trang phục cô và trẻ sạch sẽ, gọn gàng phù hợp thời tiết. - Cô và trẻ tâm thế thoải mái vui vẻ khi tham gia hoạt động 1.Ổn định tổ chức: - Cô và trẻ chơi trò chơi “Chuyền bóng”: - Cách chơi: Cô và trẻ ngồi theo vòng tròn. Khi nhạc nổi lên trẻ vừa hát vừa chuyền bóng cho bạn. Nhạc dừng, bóng đến tay bạn nào thì bạn đó phải trả lời câu hỏi cô đưa ra (về các ngày tết ở Việt Nam, loại đèn thường có trong dịp tết Trung thu). 2. Phương pháp và hình thức tổ chức: a. Làm quen chữ cái o, ô, ơ: * Làm quen chữ o, ô: - Nhận biết chữ o qua từ “Đèn ông sao” + Trên màn hình của cô có bức tranh gì? + Dưới bức tranh đèn ông sao, có từ “Đèn ông sao”. Cô đọc từ dưới tranh cho trẻ nghe. + Cả lớp đọc từ dưới tranh 2 lần-> Hỏi trẻ trong từ “Đèn ông sao” có bao nhiêu chữ cái? + Cô giới thiệu chữ o trong từ “Đèn ông sao”: Trong từ “Đèn ông sao” có 1 chữ cái tròn xoe rất đáng yêu. Bạn nào có thể lên kích chuột để tìm cho cô và các bạn biết chữ cái đó đang đứng ở đâu nào? - Nhận biết chữ o qua cách phát âm: + Sau khi trẻ kích chuột tìm chữ, cô giới thiệu tên chữ và phát âm mẫu 3 lần. + Luyện tập phát âm dưới các hình thức: lớp (đồng thanh phát âm 2 lần) – tổ - nhóm – cá nhân. - Nhận biết chữ o qua cấu tạo nét chữ: + Cho trẻ lấy thẻ chữ o trong rổ xếp ra sàn và nhắm mắt sờ nét chữ rồi nêu nhận xét của mình về cấu tạo nét chữ. => Cô chốt: Chữ o được tạo bởi một nét cong tròn khép kín. (Cô kết hợp trình chiếu powerpoint) - Giới thiệu các kiểu chữ o: in hoa, in thường, viết thường.(Cô kết hợp trình chiếu powerpoint) -> Cho trẻ cất thẻ chữ o vào rổ -> Cho trẻ tìm nhóm có từ 2 đến 3 bạn tạo hình chữ o. * Làm quen chữ ô: - Trong từ “Đền ông sao" chữ cái nhìn rất giống chữ o. Bạn nào có thể lên kích chuột để tìm cho cô và các bạn biết chữ cái đó đang đứng ở đâu nào? - Nhận biết chữ ô qua cách phát âm: + Sau khi trẻ kích chuột tìm chữ, cô giới thiệu tên chữ và phát âm mẫu 3 lần. + Luyện tập phát âm dưới các hình thức: lớp (đồng thanh phát âm 2 lần) – nhóm bạn trai – nhóm bạn gái – cá nhân. - Nhận biết chữ ô qua cấu tạo nét chữ: + Cho trẻ lấy thẻ chữ ô trong rổ xếp ra sàn và quan sát rồi nêu nhận xét của mình về cấu tạo nét chữ. => Cô chốt: Chữ ô được tạo bởi một nét cong tròn khép kín và 1 dấu mũ ở phía bên trên. (Cô kểt hợp trình chiếu powerpoint) - Giới thiệu các kiểu chữ ô: in hoa, in thường, viết thường.( Cô kết hợp trình chiếu powerpoint) -> Cho trẻ cất thẻ chữ ô vào rổ và tìm các chữ ô (in hoa, in thường, viết thường) có ở xung quanh lớp. * Làm quen chữ ơ: - Còn một chữ cái nữa cũng được tạo bởi một nét cong tròn khép kín nhưng thêm một cái râu nhỏ ở phía trên bên phải đó là chữ “Ơ” - Nhận biết chữ ơ qua cách phát âm: + Cô phát âm mẫu 3 lần. + Luyện tập phát âm dưới các hình thức: lớp (đồng thanh phát âm 2 lần) - nhóm các bạn nữ tóc dài - nhóm bạn nam tóc ngắn - nhóm bạn nữ mặc váy - nhóm bạn nam mặc quần - cá nhân, - Nhận biết chữ ơ qua cấu tạo nét chữ: + Cho trẻ lấy thẻ chữ ơ trong rổ xếp ra sàn và quan sát rồi nêu nhận xét của mình về cấu tạo nét chữ. => Cô chốt: Chữ ơ được tạo bởi một nét cong tròn khép kín và 1 nét móc nhỏ ở phía trên bên phải. (Cô kết hợp trình chiếu powerpoint) - Giới thiệu các kiểu chữ ơ: in hoa, in thường, viết thường.( Cô kết hợp trình chiếu powerpoint) - So sánh nhóm chữ o – ô – ơ: + Cho trẻ lấy các thẻ chữ xếp cạnh nhau, quan sát và nêu nhận xét về khác nhau giữa các chữ cái o,ô, ơ: chữ o không có mũ, không có nét móc nhỏ, chữ “ô” có thêm dấu mũ bên trên và chữ “ơ” có thêm dấu móc nhỏ ở phía trên bên phải. c. Củng cố: - Trò chơi 1: Chạy đổi chỗ + Cách chơi: Trẻ căng dù tròn và cầm tay xung quanh mép dù. Mỗi trẻ sẽ cầm vào 1 vị trí có dán chữ o hoặc ô. Khi nhạc nổi lên trẻ vừa hát vừa di chuyển dù. Kết thúc bản nhạc, cô phát âm tên chữ nào thì những trẻ đang cầm dù tại vị trí chữ cái đó sẽ phải chạy đổi chỗ cho nhau. + Luật chơi: Bạn nào không tìm được chỗ sẽ phải nhảy lò cò. - Trò chơi 2: Trẻ về các nhóm tham gia các hoạt động củng cố chữ cái: + Nhóm 1: Tìm và phân loại các từ có chứa chữ cái o, ô, ơ theo 3 nhóm chữ o, ô, ơ. + Nhóm 2: Lật thẻ, ghi nhớ vị trí và tìm cặp chữ tương ứng. + Nhóm 3: Điền chữ còn thiếu trong từ và sao chép từ.. + Nhóm 4: Gắn đính trang trí trí chữ o-ô-ơ rỗng từ các nguyên vật liệu. + Nhóm 5: Vẽ chữ trên gạo, trên cát, xếp hột hạt để tạo ra các chữ. -> Sau khi hoàn thành xong bài tập của mình, trẻ có thể đổi sang nhóm khác mà mình thích để tiếp tục tham gia hoạt động . 3.Kết thúc: Nhận xét chung, treo sản phẩm vào các vị trí để trang trí môi trường lớp. Thu dọn đồ dùng, chuyển hoạt động

HĐ TẠO HÌNH Vẽ trường mầm non ( ĐT)

HĐ TẠO HÌNH Vẽ trường mầm non ( ĐT) 1. Kiến thức - Biết về trường mầm non. - Biết kết hợp các nét vẽ để tạo thành sản phẩm - Biết 1 số đồ dùng đồ chơi: cây cỏ, hoa, lá… 2. Kỹ năng - Phối hợp các kĩ năng vẽ để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hoà, bố cục cân đối. - Quan sát và ghi nhớ có chủ định - Trẻ có kỹ năng cầm bút và ngồi đúng tư thế, kỹ năng vẽ và kỹ năng tô màu. 3. Thái độ - Hứng thú trong giờ học - Biết giữ gìn sản phẩm mình tạo ra - Nhận xét sản phẩm của bạn, sản phẩm của mình. * Đồ dùng của cô. - Tranh mẫu của cô: + Tranh 1: Vẽ ngôi trường mầm non 1 tầng (vẽ trên giấy) + Tranh 2: Vẽ trường mầm non 2 tầng.(vẽ trên gỗ) + Tranh 3: Vẽ giờ chơi của trẻ.(vẽ trên vải) + Tranh 4: Vẽ giờ hoạt động ngoài trời của trẻ.(vẽ trên đĩa giấy) * Đồ dùng của trẻ: + Giấy vẽ..., sáp màu, bút màu dạ, màu nước. - Chỗ ngồi cho trẻ. - Trang phục cô và trẻ gọn gàng, hợp thời tiết. - NDKH: Bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non” 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú - Cô cho trẻ hát bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non” - Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát và chủ điểm. 2. Phương pháp, hình thức tổ chức * Hoạt động 1: Chỉ dẫn giảng thích và giao nhiệm vụ a. Cô cho trẻ quan sát tranh và đàm thoại về tranh. - Tranh 1: Vẽ ngôi trường mầm non: + Bạn nào có nhận xét gì về bức tranh này của cô? +Tranh này vẽ về gì nào? + Trường mầm non như thế nào? + Trong trường mầm non có những gì? + Cô dùng các nét gì để vẽ trường mầm non? + Cô tô màu bức tranh này như thế nào? + Bố cục tranh ra sao? + Cô vẽ trên chất liệu gì? b. Tiếp theo cô cho trẻ quan sát 3 bức tranh còn lại, trò chuyện và đàm thoại về tranh. + Các con quan sát xem trong bức tranh của cô các bạn nhỏ đang làm gì? + Trong giờ học các bạn ngồi như thế nào? + Ngoài các bạn còn có ai? * Cô khái quát lại: - Đây là ngôi trường mầm non có mái nhà, có các tầng khác nhau, có cửa ra vào, có cửa sổ, có khu vui chơi, cổng, vườn hoa, cây… * Cô hỏi ý tưởng của trẻ. - Con muốn vẽ bức tranh về trường mầm non như thế nào? (2 – 3 trẻ trả lời) + Con vẽ trường bằng nét gì? Con vẽ cửa như thế nào? Xung quanh trường con có muốn vẽ gì không?... - Cô nhắc lại cho trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút cách tô màu… * Hoạt động 2: Trẻ thực hiện - Cô cất mẫu - Cho trẻ thực hiện và ngồi theo nhóm. ( Nhóm vẽ trên chất liệu giấy, nhóm vẽ trên gỗ....) - Khi trẻ thực hiện cô bao quát gợi mở, giúp đỡ những trẻ yếu. * Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm - Cô cho trẻ lên trưng bày sản phẩm - Cô cho trẻ lên giới thiệu sản phẩm cuả mình, nhận xét sản phẩm của bạn. - Con thích bức tranh của bạn nào nhất? Vì sao? - Cô nhận xét chung tuyên dương trẻ khá, động viên khích lệ trẻ còn chưa hoàn thiện. 3. Kết thúc: Cô nhận xét tiết học và chuyển hoạt động khác.

HĐPTVĐ VĐCB: Đi nối bàn chân tiến, lùi . TC:Ném bóng vào rổ

1.Kiến thức - Biết tập các động tác của BTPTC - Biết tên vận động. - Biết cách đi nối bàn chân tiến, lùi- Ném xa bằng 1 tay. - Biết cách chơi trò chơi 2.Kỹ năng - Kỹ năng khéo léo và phát triển cơ chân cho trẻ - Thực hiện bài tập phát triển chung nhịp nhàng. - Có kỹ năng "Đi nối bàn chân tiến, lùi " - Phát triển khả năng chú ý quan sát của trẻ. 3. Thái độ - Ăn đủ chất dinh dưỡng - Trẻ hứng thú tham gia bài tập , và trò chơi vận động. + Đồ dùng của cô. - 20 bao cát. - Vòng thể dục - Sân tập bằng phẳng an toàn cho trẻ. - Địa điểm tại lớp học. - Trang phục cô và trẻ gọn gàng. - Tâm lý cô và trẻ thoải mái. + Đồ dùng của trẻ. - NDTH: Bài hát “ Mẹ và cô”. Toán. 1. Ổn định tổ chức. - Cô cho trẻ hát bài hát “Mẹ và cô” - Đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát và dẫn dắt trẻ vào bài . 2. Phương pháp, hình thức tổ chức * Khởi động. - Cô cho trẻ xếp thành 2 hàng và bắt đầu đi đoàn tàu vừa đi vừa hát và làm theo hiệu lệnh của cô: Đi thường – Đi bằng mũi bàn chân - Đi thường – Đi bằng gót chân – Đi thường – chuyển đội hình sang chạy theo tốc độ: Chạy chậm – chạy nhanh – chạy chậm – đi thường về đội hình 2 hàng dọc - Cô cho trẻ điểm số 1 - 2 và cho trẻ số 2 bước sang trái (Phải) chuyển đội hình 4 hàng dọc cho trẻ quay trái (Phải) Tập bài tập phát triển chung. * Trọng động. a. Bài tập phát triển chung. - Động tác tay: Tay đưa ra phía trước, lên cao - Động tác chân: Chân đưa ra phía trước đồng thời tay đưa ra trước, khuỵu gối - Động tác bụng: đứng cúi gập người về phía trước tay chạm ngón chân. - Động tác bật: Bật tiến về phía trước. b. Vận động cơ bản. - VĐ 1: Cô giới thiệu tên bài tập “Đi nối bàn chân tiến ,lùi” - Cô làm mẫu 2 - 3 lần. + Lần 1: Cô làm không phân tích. + Lần 2: Cô làm chậm kết hợp phân tích. Tư thế chuẩn bị cô đứng 2 chân rộng bằng vai, 2 tay chống hông khi có hiệu lệnh “Đi” cô bước chân phải lên trước,gót chân phải đặt trước mũi chân trái ,sau đó cô lại bước chân trái lên gót chân trái đặt trước mũi chân phải,cứ như vậy cô đi đến vạch đích.Đến vạch đích cô lại bước chân phải ra phía sau chân trái mũi bàn chân phải đặt dưới gót chân trái và ngược lại.Cứ như vậy cô đi lùi về phía vạch xuất phát ban đầu . c. Trẻ thực hiện - Cô gọi 2 trẻ khá lên thực hiện, trẻ làm được cô động viên trẻ. - Cô cho cả lớp thực hiện 2 - 3 lần tập xong trẻ đi về cuối hàng. - Trong khi trẻ tập cô chú ý quan sát trẻ yếu và hướng dẫn trẻ. * Trò chơi vận động. - Cô giới thiệu tên trò chơi “Ném bóng vào rổ” - Cách chơi: Cô chia lớp ra thành 2 tổ thi đư với nhau khi có hiệu lệnh "Bắt đầu" thì thành viên của 2 đội ném bóng vào đúng rổ của đội mình + Luật chơi : Thời gian cho mỗi đội là 1 bản nhạc hết nhạc đội nào ném được nhiều bóng vào rổ của mình thì đội đó thắng cuộc. - Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần. - Nhận xét khuyến khích động viên trẻ sau mỗi lần chơi. + Cô giáo dục trẻ ăn đủ chất thường xuyên tập luyện để có cở thể khỏe mạnh. * Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 2-3phút. (Hỏi lại trẻ tên bài tập). 3. Kết thúc. Cô nhận xét và chuyển hoạt động khác

HĐLQVT Ôn các hình hình học cơ bản: Hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật

HĐLQVT Ôn các hình hình học cơ bản: Hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật 1. Kiến thức - Biết được đặc điểm cơ bản của hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật. - Biết được các đồ vật theo hình dạng 2. Kỹ năng - Phát triển khả năng nhận biết, tư duy so sánh. - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ - Tìm xếp được các hình theo đặc điểm riêng của các hình 3. Thái độ - Trẻ có ý thức kỷ luật trong giờ học. + Đồ dùng của cô: Các hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật (to hơn của trẻ) - Một số đồ dùng xếp xung quanh lớp có dạng hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật. + Đồ dùng cho trẻ: - Mỗi trẻ 1 rổ đựng đồ chơi là các hình khối tròn, vuông, tam giác, chữ nhật. - Chỗ ngồi cho trẻ. 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú - Cô cho trẻ hát bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non” - Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát và chủ điểm. 2. Phương pháp, hình thức tổ chức. * Hoạt động 1: Ôn nhận biết phân biệt hình, hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật. - Cô cho trẻ chơi trò chơi “Chiếc túi kỳ lạ” + Trẻ hát bài và chuyền tay nhau chiếc túi kỳ lạ, khi kết thúc bài hát hát trẻ cầm túi cuối cùng lấy ra cho cô một hình bất kỳ và giơ lên nói to. - Cô hỏi trẻ: + Đây là hình gì? + Hình đó có lăn được không? Tại sao? - Tương tự cô cho trẻ lấy hình khác ra và giơ lên cho các bạn cùng xem và nói to đó là hình gì? + Cấu tạo của hình đó như thế nào? * Hoạt động 2: Dạy trẻ kỹ năng so sánh phân biệt. - Cô kể đoạn chuyện sáng tạo: + Hôm nay bạn búp bê muốn về thăm ông bà ngoại của mình, bạn ấy muốn đi bằng ô tô, mà vẫn chưa có ô tô, bây giờ chúng mình cùng giúp bạn búp bê nhé! - Giờ chúng mình sẽ cùng nhau xếp 1 chiếc ô tô nhé! + Cô cho trẻ lên xếp 1chiếc ô tô bằng hình vuông và hình chữ nhật. + Chiếc ô tô các con vừa xếp đã chạy được chưa? + Giờ phải làm sao để làm cho ô tô chạy được? + Cô gắn bánh ô tô bằng hình tam giác và hỏi trẻ. + Ô tô này chạy được chưa? Tại sao? + Tại sao lấy hình tam giác làm bánh ô tô không chạy được? + Vậy bánh ô tô phải làm bằng hình gì? - Cô mời 1 trẻ lên gắn bánh xe bằng hình tròn. + Bây giờ ô tô đã chạy được chưa? + Vậy chúng ta làm ô tô cho búp bê bằng những hình gì nào? bạn Búp Bê đã có chiếc ô tô thật dẹp đến thăm Bà Ngoại rồi. * Sử dụng kỹ năng so sánh và nhận biết sự khác nhau về kích thước của 2 đối tượng. - Cô cho trẻ tự đi lấy đồ dùng về chỗ ngồi. - Cho trẻ tìm hình theo yêu cầu của cô: + Tìm cho cô hình có 4 cạnh bằng nhau? + Tìm cho cô hình có 2 cạnh dài và 2 cạnh ngắn? + Tìm cho cô hình có 3 cạnh? + Tìm cho cô hình có 1 nét cong tròn khép kín? * Hoạt động 3: Luyện tập củng cố + TC 1: Tìm bạn thân. - Cách chơi: Cô cho trẻ tự chọn hình mà mình thích vận động theo nhạc. Khi nào cô nói tìm bạn thân, 2 bạn tìm nhau cùng có 1 hình vuông ghép lại được 1 hình chữ nhật, 2 hình tam giác ghép được hình vuông..... - Luật chơi: Đôi nào tìm được bạn mà ghép không đúng thì phải nhảy lò cò 1 vòng. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần. - Lần 2 cô sẽ cho trẻ đổi hình cho nhau. + TC 2: Ghép hình theo ý thích. - Cô cho trẻ ghép hình theo ý thích của trẻ. - VD : Trẻ ghép ngôi nhà, máy bay, thuyền, ô tô.... 3. Kết thúc: Cô nhận xét giờ học.

HĐKPKH Lớp 5 tuổi của bé.

HĐKPKH Lớp 5 tuổi A3 của bé. 1. Kiến thức. - Biết được về lớp học của mình là lớp nào. - Biết tên cô giáo và các bạn trong lớp. + Biết công việc của cô giáo hằng ngày ở lớp và biết gọi tên một số đồ dùng đò chơi của lớp. 2. Kỹ năng. - Trẻ quan sát và ghi nhớ có chủ định. - Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ ràng và mạch lạc. - Phân biệt đồ dùng đồ chơi, sử dụng đúng chức năng. 3. Thái độ - Trẻ biết quan tâm yêu mến giúp đỡ các bạn trong lớp. - Biết kính trọng các cô. - Biết bảo quản đồ dùng đồ chơi. + Đồ dùng của cô. - Tranh ảnh về lớp 5 tuổi A3. - Biển hiệu " Lớp 5TA3" - Hình ảnh về 2 cô giáo. - Hình ảnh các bạn gái. - Hình ảnh về các bạn trai. - Hình ảnh về tập thể lớp - Một số hình ảnh hoạt động của cô giáo và các bạn trong lớp. - Một số đồ dùng đồ chơi ở lớp. - Chỗ ngồi cho trẻ - Câu hỏi đàm thoại. -NDTH: Âm nhạc, văn học. 1. Ổn định tổ chức - Trò chơi: Tìm bạn thân - Cô cho trẻ vận động theo nhạc, nhạc dừng lại cô nói "Tìm bạn, tìm bạn" mối trẻ tìm cho mình 1 bạn. - Vậy khi đến lớp các con cần có ai cùng chơi? 2. Phương pháp, hình thức tổ chức. * Hoạt động 1: Trò chơi : Bạn biết những hoạt động nào trong lớp. - Cô chuản bị rất nhiều tranh ảnh về các hoạt động trong lớp, cô yêu cầu mỗi 1 đội bạn tìm cho cô 1 bức tranh, đội bạn nào tìm được những bức tranh giống nhau về cùng một nhóm để thảo luận. - Cô đi đến từng nhóm và hỏi. + Nhóm con tìm được bức tranh vẽ hoạt động gì? + Cô giáo đang tổ chức hoạt động gì? ở đâu? + Các con đang làm gì? + Giờ học chúng mình được học những gì? + Khi ngồi học các con ngồi như thế nào?... * Cứ tiếp tục như vậy cô đi đến các nhóm khác, như giờ chơi, giờ ăn, giờ ngủ, hoạt động chiều... * Hoạt động 2: Trò chơi : Tìm hiểu về lớp 5 tuổi A3. - Cô cho trẻ tìm biển hiệu của lớp, hình ảnh về 2 cô giáo, nhóm bạn trai, nhóm bạn gái, hình ảnh tập thể lớp, đồ dùng, đồ chơi của lớp... * Cô hỏi trẻ: + Trường các con đang học là trường gì? + Để các con hiểu rõ hơn về lới 5TA3 của chúng mình, cô mời các con ngồi thật ngoan để lắng nghe chia sẽ của các bạn nhé! - Cô cho trẻ tự nói và giới thiệu những hình ảnh mà mình vừa tìm được. * Hoạt động 3: Hoạt động theo nhóm. + Nhóm 1: Vẽ đồ dùng, đồ chơi của lớp. - Các con về nhóm sẽ vẽ những loại đồ dùng, đồ chơi mà mình yêu thích + Nhóm 2: Vẽ chân dung cô giáo lớp mình - Vẽ chân dùng 2 cô giáo ở lớp mình. + Nhóm 3: Vẽ nhóm bạn trai, bạn gái của lớp. - Các con vẽ nhóm bạn trai, bạn gái trong lớp mình. + Nhóm 4: Chơi xây khuôn viên lớp 5TA3. - Trẻ chơi ở góc xây dựng và thể hiện được khuôn viên lớp 5TA3 3. Kết thúc: Cô và trẻ hát bài "Lớp chúng mình".

HĐ ÂM NHẠC - Dạy hát: Ngày vui của bé - Nghe: Ngày đầu tiên đi học -TC:Ai nhanh hơn

1. Kiến thức. - Biết tên bài hát, tên tác giả, - Biết chơi trò chơi. 2. Kỹ năng. - Hát đúng giai điệu, lời ca, hát diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ... - Thể hiện nét mặt phù hợp với sắc thái của bài hát, như hát tự nhiên, khi hát tập thể. 3. Thái độ. - Giáo dục trẻ vui vẻ khi đến trường. + Đồ dùng của cô. - Cô thuộc bài hát để dạy trẻ - Chỗ ngồi cho trẻ. - Trang phục cô và trẻ gọn gàng - Tâm thế cô và trẻ thoải mái. - Nhạc beat bài hát “Ngày vui của bé” và “Ngày đầu tiên đi học”. + Đồ dùng của trẻ. - 6- 8 vòng thể dục cho trẻ chơi trò chơi. -NDKH:Bài thơ “Cô giáo em” 1.Ổn định tổ chức. - Cô cho trẻ đọc bài thơ “ Cô giáo em” - Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ và dẫn dắt vào bài 2. Phương pháp, hình thức tổ chức. * Hoạt động 1: Dạy trẻ hát - Cô giới thiệu bài hát “Ngày vui của bé” sáng tác của nhạc sỹ Hoàng Văn Yến - Cô hát mẫu 2- 3 lần + Cô hát lần 1: Kết hợp cử chỉ nhịp điệu của bài hát + Cô hát lần 2: Cô hát kết hợp nét mặt và nhạc ( Beat) + Cô vừa hát cho lớp chúng mình nghe bài hát gì? + Bài hát do ai sáng tác? + Nội dung bài hát nói về điều gì? => Cô khái quát lại: Bài hát “Ngày vui của bé” Nói về các bạn nhỏ vào ngày hội đến trường rất vui, hàng cây cũng cùng nhau đung đưa vẫy gọi các bạn, đến trường gặp nhiều bạn bè là ngày vui đến trường cả các bé. - Dạy trẻ hát: + Cô cho cả lớp hát với cô nhiều lần. + Lần đầu cô hát to, sau cô hát nhỏ dần. + Cô cho trẻ hát theo nhiều hình thức (các hình thức đan xen nhau) + Hát theo tổ 3 tổ hát mỗi tổ hát 1 lần. + Nhóm hát 3- 4 nhóm hát. + Cá nhân trẻ hát 8- 10 trẻ hát. + Khi trẻ hát cô chú ý sửa sai cho trẻ khuyến khích trẻ. * Hoạt động 2: Nghe hát. - Cô thấy lớp mình hôm nay hát rất là hay và con ngoan nữa giờ cô có 1 bài hát cùng nói về ngày đầu tiên đi học giờ cô sẽ hát tặng lớp mình 1 bài hát nhé! - Cô giới thiệu tên bài hát “Ngày đầu tiên đi học” sáng tác của nhạc sỹ Nguyễn Ngọc Thiện, lời Viễn Phương. + Lần 1: Cô hát kết hợp điệu bộ nhịp điệu. + Lần 2: Cô hát kết hợp nhạc beat và giảng giải nội dung bài hát. “Ngày đầu tiên bé được đến trường chưa quen cô và các bạn lên em bé khóc nhè, cô giáo và mẹ dỗ dành và hình ảnh cô giáo trong mắt em bé như một cô tiên”. + Lần 3: Cô khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô. * Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc TC: Ai nhanh hơn + Cách chơi: Cô có 3 chiếc vòng cô mời 4 bạn lên chơi trò chơi bắt đầu bằng 1 bản nhạc khi có tiếng sắc xô của cô lắc nhanh thì nhanh chóng chạy vào bên trong chiếc vòng. + Luật chơi: Bạn nào không chạy được vào vòng thì bạn đó thua cuộc, phải nhảy lò cò. + Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần. - Sau mỗi lần chơi cô tăng thêm số vòng và số bạn chơi và cho trẻ đếm. - Nhận xét động viên trẻ sau mỗi lần chơi. 3. Kết thúc: Cô nhận xét và chuyển hoạt động khác.

TẠO HÌNH Nặn mâm ngũ quả ( ĐT)

1.Kiến thức - Trẻ biết cách nặn các loại quả theo đặc điểm, đặc trưng của từng loại. 2.Kỹ năng - Củng cố kỹ năng lăn tròn, lăn dài, nặn bẹt, nặn lõm, khả năng gắn đính các phần, các bộ phận tạo sản phẩm. - Phát triển trí tưởng tượng, sáng tạobiết sử dụng NVL để nặn các loại quảvà đặt tên cho tác phẩm. 3.Thái độ - Giáo dục trẻ tập trung, kiên nhẫn hoàn thành sản phẩm, biết quan tâm đến bạn trong khi thực hành và biết đc lợi ích giá trị dinh dưỡng của trái cây - Đồ dùng cho cô : + Mâm trái cây thật + Mẫu nặn gợi ý: trái măng cụt, trái đu đủ + Băng nhạc không lời + Kệ trưng bày sản phẩm. - Đồ dùng cho cháu : + Đất nặn, bảng con, dao, khăn lau, đĩa đựng sản phẩm. + NVL thiên nhiên, lá cây, kim sa, hạt, nút, cành cây, que, tăm tre.ạ + Đôi hình tập trung 1.Ổn định tổ chức, gây hứng thú - Cô cho trẻ hát múa bài “Quả” -Các con hát múa cùng cô. - Các con thấy lớp mình hôm nay có gì? + Mâm quả - Thế con nhìn xem mâm quả của cô có mấy loại quả? - Con có nhận xét gì về mâm quả - Trong mâm quả này con thích ăn loại quả nào? - Các bạn lớp lá 1 nặn 1 số quả rất là ngon hấp dẫn cô sẽ cho các con cùng nhìn nhé ! 2. Phương pháp, hình thức tổ chức * Quan sát vật thật và mẫu nặn ,đàm thoại * Quan sát vật thật ( Mâm ngũ quả) + Bạn nào giỏi cô nói cho cô và các bạn nghe trên bang của cô có những loại quả nào? + Có hình thù ra sao? + Những loại hoa quả này dùng để làm gì? * Quan sát mẫu nặn - Quả na: + Đố các con bạn nặn quả gì đây? + Vì sao con biết? + Ai có thể nói được cách nặn quả? - Quả đu đủ: + Còn hình dáng quả đu đủ này thì sao nhỉ? + Con nặn làm sao để thấy được thân quả đu đủ lượn? -Cô thấy bạn nặn quả đu đủ rất khéo léo giống nhưquả thật - So sánh 2 quả : + Con có nhận xét gì về cách nặn 2 quả này? - Cô cho trẻ quan sát mẫu - Quả măng cụt thì phải lăn tròncòn quả đu đủ thì hơi dài và lượn cong - Trò chuyện hỏi ý tưởng trẻ. + Con dự định nặn quả nào? + Con nặn quả xoài như thế nào? + Còn bé A nặn quả gì? ( VD quả mận) + Con định nặn tạo dáng quả mận như thế nào? - Cô có chuẩn bị nhiều nguyên vật liệu lắm,vậy các con có dự định dùng vật liệu gì để trang trí cho quả của mình hấpdẫn hơn ? - Sắp đến ngày tết trung thu rồi đấy!Cô chúc các con sẽ nặn được nhiều quả thật để làm thành một mâm ngũ quả thật đẹpnhé! * Trẻ thực hành - Cô cho trẻ vào bàn đi hình tập trung. Trong quátrình nặn cô theo dõi và gợi ý. -Trẻ vào bàn + Con sẽ nặn gì? Con sẽ nặn phần nào trước? + Quả con đang nặn là loại quả gì ? + Con làm sao cho sản phẩm mình đẹp hơn ? Muốn cho vỏ quả được nhẵn láng hơn con làm nhưthế nào? - Cô quan sát gợi mở, giúp đỡ trẻ yếu * Trưng bày sản phẩm - Cô gợi ý trẻ để sản phẩm theo kiểu trưng bày mâm quả -Mỗi nhóm sẽ sắp xếp thành mâm quả trưng bày sản phẩm + Con thấy sản phẩm của bạn đẹp chỗ nào? + Bạn dùng vật liệu gì khác ngoài đất nặn để làm sản phẩm này ? + Con có nhận xét gì về khả năng gắn đính củabạn trên sản phẩm này ? Con nghĩ xem mâm quả này mình sẽ làm gì? + Con nghĩ xem mâm quả này mình sẽ làm gì? Đặt vào góc nào? Chơi gì? + Bạn nào chưa hoàn thành sản phẩm của mình có thể vào góc thực hành tiếp 3.Kết thúc - Cô cho trẻ chơi trò chơi “những ngón tay nhúc nhích” - Nhận xét tuyên dương trẻ, chuyển hoạt động khác.

HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN: Ôn số lượng trong PV 5.

1. Kiến thức - Trẻ nhận biết số lượng trong phạm vi 5, và chữ số từ 1 – 5 - Nhận biết các nhóm đồ dùng có số lượng trong phạm vi 5. 2.Kỹ năng - Rèn cho trẻ ỹ năng quan sát ghi nhớ có chủ định. - Biết tìm và lấy số tương ứng đặt đúng số lượng 3.Thái độ - Trẻ có ý thức trong giờ học - Biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi. - Đồ dùng của cô: - Chữ số từ 1 -> 5 - 3 ngôi nhà có gắn thẻ số: 3, 4, 5 - Rổ đựng đồ chơi cho trẻ - Chỗ ngồi cho trẻ thoải mái 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú - Cô cho trẻ hát bài hát “Tập đếm” Trẻ vừa hát vừa đếm ngón tay. - Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát và chủ điểm. 2 Phương pháp và cách thức tổ chức * Ôn nhận biết số lượng trong phạm vi từ 1 - > 5. - Luyện đếm trong phạm vi 5, ôn nhận biết chữ số - Cô cho trẻ lên tìm nhóm đồ chơi nào có số lượng là 5, 4, 3. - Cô cho trẻ đọc to và cùng cả lớp kiểm tra kết quả - Cô cho trẻ thêm, bớt các nhóm đồ vật cho đủ số lượng là 5. - Trẻ thực hiện và cô kiểm tra kết quả sau mỗi lần chơi. * Trò chơi 1: “Trúc xanh” - Cô cho trẻ chọn thẻ số rồi chia trẻ thành 3 nhóm theo thẻ số mà trẻ chọn. Từng đội bốc thăm và làm yêu cầu trong thăm. 1. Tìm xem trong lớp mình ở đâu có số 5 2. Tìm 5 đồ chơi đồ mà con thích . 3. Đếm xuôi từ 1 đến 5. 4. Đếm ngược từ 5 đến 1 5.Tìm người láng giềng cho các người bạn.( số 4 ở giữa trẻ tìm số 3 và 5 ) 6. Hãy bắt chước tiếng xe lửa ít hơn cô 1 tiếng. 7. Xếp các số theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải * Trò chơi 2: “Tìm đúng nhà” - Cô có 3 ngôi nhà có gắn thẻ số 3, 4,5 cô cho mỗi trẻ cầm 1 thẻ số 3, 4, 5 tùy thích. - Bạn nào về sai nhà có gắn thẻ số phải nhảy lò cò. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần. - Nhận xét trẻ sau mỗi lần chơi. * Trò chơi 3: Ai nhanh ai khéo - Chia trẻ thành 3 nhóm + Nhóm 1 : Vẽ và điền số thích hợp vào ô trống. + Nhóm 2 : Nối các chữ số với nhóm đồ dùng có số lượng tương ứng. + Nhóm 3: Vẽ sáng tạo theo số 5 . - cô quan sát nhận xét trẻ sau khi chơi 3. Kết thúc - Cô nhận xét tuyên dương, chuyển hoạt động khác

HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG: Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m)

TC:Lộn Cầu vồng 1. Kiến thức - Trẻ biết đi thăng bằng trên ghế thể dục 2n.0,25.0,35 - Biết tên vận động. - Biết cách chơi trò chơi vận động 2. Kỹ năng - Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định. - Rèn kỹ năng đi nhẹ nhàng, thăng bằng - Rèn sự khéo léo của đôi bàn chân. - Biết sự định hướng trong không gian. 3. Thái độ - Trẻ biết chờ đợi bạn trong khi tập. - Địa điểm: Tại lớp học. - Sàn nhà sạch sẽ an toàn cho trẻ. - Ghế thể dục trẻ trể vận động ( 2 chiếc) - Trang phục cô và trẻ gọn gàng. - Tâm thế cô và trẻ thoải mái. 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú - Cô và trẻ hát bài hát “ Em đi mẫu giáo” + Các con vừa hát bài hát gì? + Bài hát nói về điều gì? - Dẫn dắt trẻ vào tiết học. 2. Phương pháp và cách thức tổ chức * Khởi động - Cô cho trẻ lấy cù bông và đi vòng tròn thành đoàn tàu và kết hợp các kiểu chân theo hiệu lệnh của cô. Đi thường – Đi bằng mũi bàn chân – Đi thường – Đi bằng gót bàn chân – Đi thường Chuyển đội hình Chạy nhanh – Chạy chậm – Chạy nhanh – Đi thường. về đội hình 2 hàng dọc - Cô cho trẻ điểm số 1 – 2 từ đầu hàng đến cuối hàng cho các bạn số 2 bước sang trái ( Phải) tạo thành 4 hàng ngang để tập bài tập phát triển chung. * Trọng động a. Bài tập phát triển chung. - Động tác tay: tay đưa ngang gập khuỷu ngón tay để lên vai. - Động tác chân: Đứng đưa chân ra phía trước. - Động tác bụng: Đứng nghiêng người sang 2 bên. - Động tác bật: Bật tiến về phía trước b. Vận động cơ bản - Cô cho trẻ đứng thành 2 hàng nghoảnh mặt vào nhau. - Cô giới thiệu bài vận động “Đi thăng bằng trên ghế thể dục 2n.0,25.0,35” - Cô làm mẫu cho trẻ quan sát 2 - 3 lần + Lần 1: Cô làm không phân tích + Lần 2: Cô làm chậm kết hợp phân tích TTCB: Cô đứng trước ghế chân phải đứng lên trước, sau đó đưa trước chân trái. 2 tay giang ngang đi thăng bằng trên ghế thể dục 2n.0,25.0,35. Mắt nhìn thẳng, không nhìn xuống dưới đi đến cuối ghế cô bước nhẹ nhàng xuống và đi về cuối hàng. c. Trẻ thực hiện - Cô cho 1 – 2 trẻ lên tập mẫu các bạn ở dưới hàng quan sát. - Cô cho lần lượt trẻ ở 2 tổ lên thực hiện 2 lần. - Lần 2 cô cho trẻ thi đua giữa 2 tổ. - Trẻ nào chưa làm được cô hướng dẫn trẻ làm lại. - Cô quan sát khuyến khích trẻ. - Nhận xét trẻ sau mỗi lần thực hiện. * Củng cố: Cô hỏi tên vận động - Cô mời 2 trẻ lên thực hiện lại. * Luyện tập củng cố - TC: Lộn cầu vồng + Trẻ đứng thành vòng tròn, 2 bạn làm 1 đôi cầm tay nhau và đọc bài thơ “Lộn cầu vồng” và cùng nhau lộn, sau đó đọc tiếp bài thơ để lộn lại. + Bạn nào không lộn được thì bạn đó thua cuộc. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần. - Lần 2: cô cho trẻ thi đua với nhau. - Kết thúc chơi cô nhận xét tuyên dương trẻ. 3. Kết thúc - Cô nhận xét tuyên dương giờ học - Chuyển hoạt động khác.

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ: Tìm hiểu về ngày tết trung thu

1.Kiến thức - Trẻ chú ý quan sát và biết trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc. Trẻ biết chơi trò chơi hứng thú, có kĩ năng chơi thành thạo. 2. Kỹ năng - Rèn luyện khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định. - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, rèn trẻ nói câu đủ thành phần chủ - vị, câu ghép. - Trẻ làm quen với một số hoạt động diễn ra vào ngày tết trung thu: rước đèn, phá cỗ, xem múa lân.....Trẻ biết được ý nghĩa ngày tết trung thu là của thiếu nhi. 3. Thái độ Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường, không vứt rác bừa bãi, bôi bẩn lên tường nhà khi ăn bánh kẹo, phá cỗ. Trẻ biết yêu cảnh đẹp của quê hương đất nước Máy vi tính, máy chiếu - Đoạn phim về lề hội đường phố nhân dịp Tết trung thu. - Tranh về các hoạt động trong ngày Tết trung thu, các loại quả bánh kẹo đặc trưng cho ngày tết trung thu. -NDTH: Âm nhạc: Rước đèn tháng 8, Rước đèn dưới trăng. 1.Ổn định tổ chức, gây hứng thú – Trẻ hát bài: “Rước đèn dưới ánh trăng” + Hỏi trẻ: Các con vừa hát bài gì? – Vào ngày nào các con được rước đèn dưới ánh trăng? – Ngày rằm tháng 8 là tết trung thu của các bạn thiếu niên nhi đồng khắp mọi miền đất nước đấy! Hôm nay, cô cháu mình sẽ cùng nhau trò chuyện về ngày tết trung thu nhé! 2. Phương pháp và cách thức tổ chức * Trò chuyện về ngày tết Trung thu – Cô cho trẻ xem tranh về ngày tết trung thu, hỏi trẻ: – Bức tranh vẽ gì? Trên tay các bạn cầm gì? Đây là mâm gì? Có gì? – Các con đón tết trung thu có vui không? – Bố mẹ đã mua những gì trong ngày tết trung thu? – Cho trẻ kể tên những loại hoa quả, bánh kẹo trong ngày tết trung thu – Tất cả những cảnh đẹp trong bức tranh là cảnh tết trung thu của các bạn thiếu niên nhi đồng đấy! Các con phải biết yêu những hình ảnh đẹp đó nhé! – Cho cả lớp đứng dậy ca vang bài hát “Đèn ông sao” . *Cho trẻ quan sát các đồ chơi trung thu trong lớp và đàm thoại: - Trên tay cô có gì đây? + Bánh trung thu có hình gì? + Vị của bánh trung thu như thế nào? + Bánh trung thu được làm từ nguyên liệu gì? - Cho trẻ xem chiếc đèn ông sao + Cô có gì đây? + Đèn ông sao này như thế nào? + Đèn ông sao được làm bằng gì? + Đèn ông sao có màu sắc như thế nào? + Đèn ông sao dùng để làm gì? =>Đó là những đặc trưng của ngày têt trung thu đấy các con ạ! – Cho cả lớp đứng dậy ca vang bài hát “Chiếc đèn ông sao” . * Xem video về lễ hội đường phố tết trung thu của bé. - Vừa rồi các con đã được tìm hểu qua về những món ăn nhưng đồ chơi trong ngày têt trung thu bây giờ chúng mình cùng quan sát kỹ hơn xem không khí ngày tết trung thu như thê nào qua màn hình nhé! + Các con vừa quan sát thấy trong đoạn phim có gì nào? + Có đông vui không? + Có những mâm gì được bày rất đẹp? + Đường phố được trang trí như thế nào? + Có những tiếng gì vang lên? => Đoạn phim nói về ngày tết trung thu rất là vui nhộn nhịp, có những bạn nhỏ đánh trống rộn ràng, có nững chú múa lân rất đẹp, có cả những chiếc đèn lồng rực rỡ, có các bạn nhau đi rước đèn, cùng nhau đi phá cỗ đấy! * Trẻ tô màu đèn ông sao – Cô phát cho mỗi trẻ 1 bức tranh đèn ông sao, cho trẻ tô màu theo ý thích. – Cô khuyến khích trẻ tô đẹp, không chờm ra ngoài – Nhận xét, tuyên dương trẻ sau khi tô. 3. Kết thúc - Cô nhận xét , tuyên dương giờ học và chuyển hoạt động khác.

ÂM NHẠC -Dạy hát: Đêm trung thu

- Nghe hát: Chiếc đèn ông sao - TC: Đoán tên bạn hát. 1. Kiến thức - Trẻ thuộc lời bài hát, nhớ tên bài hát, tên tác giả. - Trẻ hiểu nội dung bài hát. - Biết cachs chơi trò chơi âm nhạc. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng ca hát ở trẻ. - Trẻ hát đúng lời đúng nhịp điệu. - Trẻ hát tự nhiên thoải mái. 3.Thái độ - Trẻ hứng thú trong giờ học. - Cô thuộc lời bài hát - Nhạc beat Bài hát “Đêm trung thu” - Nhạc bài hát “chiếc đèn ông sao” - Chỗ ngồi cho trẻ. - Tâm thế cô và trẻ thoải mái - NDTH: Thơ 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú - Cô cho trẻ đọc bài thơ “Tay ngoan” - Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ và chủ điểm. 2. Phương pháp , hình thức tổ chức * Rèn kỹ năng ca hát - Cô giới thiệu tên bài hát “Đêm trung thu” nhạc Trương Pháp - Cô hát cho trẻ nghe 2 – 3 lần. + Lần 1: Cô hát kết hợp cử chỉ nét mặt và nhịp điệu của bài hát. + Lần 2: Cô hát kết hợp nhạc beat. - Dẫn dắt giảng giải nội dung bài hát + Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? + Bài hát được sáng tác của ai? + Nội dung bài hát nói về điều gì? - Cô khái quát: Bài hát “Đêm trung thu” có nội dung nói về đêm trung thu của các bạn nhỏ tiếng trống thùng thình ngoài đình có chú sư tử múa quanh, ánh trăng thì sáng ngập đường làng để các bạn nhỏ cùng nhau đón trung thu đấy các con ạ! * Dạy trẻ hát - Cô cho trẻ hát cùng cô 2 – 3 lần. - Cô cho trẻ hát dưới nhiều hình thức. + Tổ hát + Nhóm bạn hát + Cá nhân hát - Cô cho trẻ hát to - nhỏ theo hiệu lệnh của cô. - Khi trẻ hát cô chú ý sửa sai cho trẻ. * Hoạt động 2: Nghe hát - Hôm nay lớp mình rất hào hứng để chuẩn bị đón tết trung thu và học rất ngoan cho lớp mình một bài hát nói về những chiếc đèn ông sao lấp lánh trong đêm trung thu đấy cả lớp cùng lắng nghe nhé! - Cô giới thiệu tên bài hát “chiếc đèn ông sao” sáng tác của nhạc sỹ Phạm Tuyên + Lần 1: Cô hát kết hợp nhạc beat bài hát + Lần 2: Cô cho trẻ nghe băng và giảng giải nội dung bài hát + Lần 3: Cô mời cả lớp đứng lên hưởng ứng cùng. * Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc - TC: Đoán tên bạn hát - Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi cho trẻ thực hiện. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần. - Trẻ chơi cô chú ý quan sát khuyến khích trẻ. - Cô nhận xét tuyên dương trẻ sau mỗi lần chơi. 3. Kết thúc - Cô nhận xét tuyên dương trẻ trong giờ học và chuyển hoạt động khác.

TẠO HÌNH Vẽ chân dung cô giáo

( mẫu) 1. Kiến thức - Trẻ biết vẽ chân dung cô giáo, biết vận dụng các kỹ năng vẽ cơ bản, và phối hợp nét tạo hình cô giáo. - Biết thể hiện các nét chữ của mình qua các nét vẽ miệng, mắt, lông mày, mũi, tóc… - Biết tô bằng các màu tươi sáng. 2. Kỹ năng - Rèn cho trẻ kỹ năng vẽ và phối hợp các kỹ năng vẽ và tô màu không chờm ra ngoài. - Củng cố kỹ năng vẽ và kỹ năng tô màu. 3. Thái độ - Trẻ biết yêu quý, khính trọng cô giáo của mình, yêu thích bức tranh à mình tạo ra. - Tranh mẫu của cô : - Hình ảnh chân dung cô giáo - Tranh vẽ chân dung cô giáo - Sáp màu. - Đồ dùng của trẻ. + Vở, bút chì đen, bút sáp màu. Chỗ ngồi cho trẻ. Câu hỏi đàm thoại. NDTH: Âm nhạc, văn học. 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú - Cô cho trẻ hát bài “Cô và mẹ” trò chuyện về nội dung bài hát. Cô gợi ý cho trẻ nói nội dung bài hát… đã miêu tả hỉnh ảnh cô giáo rất xinh đẹp, cô giáo hàng ngày đã dạy dỗ các con chăm sóc cho các con….để tỏ lòng biết ơn và yêu quý cô giáo các con phải làm gì? Hôm nay cô và các con cùng trổ tài vẽ chân dung cô giáo… 2. Phương pháp và cách thức tổ chức * Quan sát tranh mẫu: (Trốn cô) cô đâu? - Cô cho trẻ quan sát hình ảnh chân dung cô giáo (xem trên ti vi) - Các con đoán xem cô giáo nào đây? - Ai có ý kiến gì nhận xét về hình ảnh chân dung cô giáo? (Đầu có dạng hình tròn, đầu có tóc, tóc màu đen, trán rộng. Có 2 tai, mặt nhỏ trái xoan, mắt nhỏ tròn có màu đen, miệng màu đỏ cười rất tươi, Cổ cao, áo màu xanh rất đẹp. - Vừa rồi các con đuoẹc quan sát chân dung thật của cô giáo và giờ cô mời các con cùng hướng tới xem bức tranh cô vẽ chân dung cô giáo như thế nào nhé ! + Bạn nào có nhận xét về bức tranh của cô ? + Cô vẽ bức tranh này như thế nào ? + Để vẽ được bức tranh chân dung chúng mình cần vẽ bằng những nét gì ? *Cô vẽ mẫu: Cô vừa vẽ vừa đàm thoại cùng trẻ về cách vẽ - Để vẽ được chân dung cô giáo cô giáo cầm bút bằng tay nào bằng mấy đầu ngón tay? - Cô cần bút bằng tay phải bằng 3 đầu ngón tay ngón trỏ ngón giữa và ngón cái. - Cô vẽ phần đầu ở đâu? Vẽ như thế nào? (Cô vẽ ở phía trên, vẽ vào giữa trang giấy. Đầu to tròn là một nét cong tròn khép kín.) - Ở đầu còn có gì? Có tóc, tai… tóc là những nét thẳng, cong mềm mại… - Ngoài ra ở phần đầu còn có gì? Mắt mũi, miệng, mắt và miệng là những nét gì? (Nét cong ngược nhau.) Mắt có màu gì? - Các con nhìn tinh xem ở mặt còn thiếu gì? Có mũi - Mũi được vẽ bằng những nét gì? Bằng 2 nét xiêm… - Các con nhìn tinh xem chân dung cô giáo còn vẽ thêm những gì? Vẽ như thế nào? Phần đầu nối với cổ là vai và hai tay và vai được vẽ bằng những nét gì? Nét thẳng và nét xiên… - Để bức tranh chân dung đẹp thì phải làm gì? (Tô màu ) - Cô vẽ gợi ý cho trẻ quan sát cách tô màu bức tranh - Để vẽ được bức tranh đẹp cô giáo đẹp con cầm bút bằng tay nào? cầm mấy đầu ngón tay, tư thế ngồi như thế nào? Cô gợi ý cho trẻ nêu cách cần bút, tư thế ngồi và cách vẽ, cách tô màu phối màu tạo thành bức tranh đẹp * Trẻ Thực hiện - Cô cho trẻ đọc thơ đi nhẹ nhàng về chỗ cùng tham gia thực hiện. - Cô gợi ý động viên khuyến khích trẻ vẽ cách bố cục và phối màu tạo bức tranh đẹp (cô quan sát gợi ý sửa sai cho trẻ). - Khi trẻ vẽ cô bật cho trẻ nghe bài hát cô giáo em là hoa ê ban * Trưng bày sản phẩm - Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm cho trẻ tự nhận xét bài của mình của bạn - Bạn vẽ như thế nào? Màu sắc đường nét bố cục…Cô nhận xét đông viên khuyến khích trẻ vẽ đẹp bổ sung bài chưa đẹp đông viên trẻ cố gắng. 3 Kết thúc Cho trẻ hát bài “ Hát bàn tay cô giáo đi ra ngoài”

HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC: Cô giáo của con


Loại tiết: Dạy trẻ đọc thuộc thơ. 1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả.
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ.
2. Kỹ năng
- Trẻ biết đọc diễn cảm, biết thể hiện nhịp điệu, ngữ điệu của bài thơ.
- Biết trả lời câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc.
3. Thái độ
- Trẻ biêt yêu quý, kính trọng cô giáo. - Tranh minh họa nội dung bài thơ.
- Giọng đọc của cô.
- Câu hỏi đàm thoại gắn gọn, dễ hiểu.
- Chỗ ngồi cho trẻ.
- Tâm thế cô và trẻ thoải mái.
NDTH: âm nhạc 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thún
- Cô cho trẻ hát bài chơi trò chơi “Trời tối! Trời sáng! Và đọc bài đồng dao đánh răng rửa mặt
- Bạn nào giỏi giới thiệu cho cô biết cô giáo lớp 5TA2 là ai nào?
- Hằng ngày đến lớp các con thường thấy cô giáo làm gì?
+ Cho trẻ xem hình ảnh ảnh cô giáo làm việc.
- Đân dắt trẻ vào bài học
2. Phương pháp và cách thức tổ chức
* Giới thiệu bài thơ “Cô giáo của con” sáng tác của nhà thơ  Hoàng Hà
- Cô chia trẻ làm 3 nhóm
+ Cô cho mỗi nhóm những bức tranh liên quan đến bài thơ và sau đó đàm thoại:
+ Mời từng nhóm bạn đại diện trả lời.
- Nhóm con nhận được bức tranh có hình ảnh gì?
- Con nghĩ gì về bức tranh đó?
- Con thấy hình ảnh đó như thế nào? Con liên tưởng đến điều gì?
* Dẫn dắt: Hằng ngày đến lớp cô giáo làm rất nhiều việc: Dạy các con học đưa các con đi chơi, xúc com cho các con ăn, cho các con ngủ…cảm nhận được tình cảm của cô dành cho các con. Nhà thơ Hoàng Hà đã viết bài thơ “Cô giáo của con” để tặng cô giáo,bày tỏ lòng biết ơn đến cô giáo của mình đấy!
*Cô đọc thơ
- Mời các nhóm đem tranh của tổ mình dán lên bảng theo nội dung bài thơ
- Cô đọc kết hợp tranh mà nhóm trẻ vừa nhận được kết hợp giọng điệu, cử chỉ nét mặt.
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
- Bài thơ do ai sáng tác?
* Đàm thoại trích dẫn giảng giải nội dung bài thơ.
“ Mỗi khi vào lớp
Cô cười thật tươi
Say sưa giảng bài
Giọng cô ấm áp”
Mỗi khi đến lớp cô thấy bạn nào cũng ngoan , bạn nào cũng xinh và rất đáng yêu co luôn nở nụ cười thật tươi để đón các con vào lớp, bàng giọng nói nhẹ nhàng và ấm áp, cô đã đọc thơ, kể truện cho các con nghe,dạy các con luôn chăm ngoan học giỏi.
“Bạn nào hay nghịch
Cô chẳng thích đâu
Bạ nào chăm ngoan
Cô yêu lắm đấy!”
- Bạn nào ngoan ngoãn nghe lời cô, nghe lời bố mẹ thì sao? Nhưng bạn nào nghịch không nghe lời cô giáo ,không yêu thương bố mẹ thì cô sẽ buonf lắm đấy
- Vì cô phải làm rất nhiều việc để chăm sóc và dạy dỗ các con, nhà thơ Hoàng Hà nhận ra cô giaosraats cần như những hạt muối.
“Cần như hạt muối
Đẹp như hoa rừng”
- Các con có biết hạt muối không?
- Muối dùng để làm gì?
 Muối là một loại gia vị để chúng ta nấu ăn, giúp món ăn thêm đậm đà hơn, vị mặn của muối cũng nhue tấm lòng của cô dành cho các con, cô yêu thương các con mong các con khôn lớn chăm ngoan, học giỏi. để trở thành người tốt lớn lên để xây dựng nước nhà.
- Nhà thơ còn nói cô giáo đẹp như nhưng bông hoa rừng vì hoa rừng rất đẹp. Các con có thấy cô giáo đẹp như nhưng bông hoa không?
“ Cô giáo của con
Ai mà chẳng quý”
- Nhà thơ rất yêu quý cô giáo của mình, vậy các con có yêu cô không?
- Yêu cô thì chúng mình sẽ làm gì?
+ Lần 3: Cô đọc thơ diễn cảm
* Dạy trẻ đọc thơ
- Cô đọc lại bài thơ 1 lần
- Cô mời cả lớp đọc cùng cô nhiều lần
- Cô cho trẻ đọc thơ dưới nhiều hình thức:
+ Tổ đọc thơ
+ Nhóm đọc thơ (Nhóm bạn đọc)
+ Cá nhân trẻ đọc bài
+ Đọc nối tiếp giữa các tổ
+ Đọc to nhỏ theo hiệu lệnh của cô.
Giáo dục trẻ: Biết yêu mến, kính trọng cô giáo của mình đoàn kết với các bạn trong lớp.
- Củng cố:
+ Cho trẻ xem vdeo bài thoe trên máy tính
3. Kết thúc
- Cô nhận xét tiết học và cho trẻ hát bài hát “Bàn tay cô giáo” và chuyển hoạt động khác.

HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN: Chắp ghép các hình, hình học để tạo thành hình mới theo ý thích

1. Kiến thức
- Trẻ ôn luyện nhận biết và nhận biết được tính chất cơ bản của hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật.
- Trẻ nhận biết được các đồ vật theo hình dạng
- Trẻ biết chắp ghép các hình học lại với nhau đẻ tạo ra 1 hình mới.
2. Kỹ năng
- Phát triển khả năng cho trẻ nhận biết các hình, tư duy.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là thuật ngữ lăn được hay không lăn được, có góc hay không có góc.
3. Thái độ
- Trẻ có ý thức kỷ luật trong giờ học.
- Tập trung chú ý lắng nghe cô giảng bài. - Đồ dùng của cô: Các hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật.
- Một số đồ dùng xếp xung quanh lớp có dạng hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật.
- Đồ dùng cho trẻ: Mỗi trẻ 1 rổ đựng đồ chơi là các hình học, hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật.
- Chỗ ngồi cho trẻ. 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú
- Cô cho trẻ hát bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non”
- Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát và chủ điểm.
2. Phương pháp và cách thức tổ chức
* Ôn nhận biết phân biệt hình, hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật.
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “Chiếc túi kỳ lạ”
+ Trẻ hát bài và chuyền tay nhau chiếc túi kỳ lạ, khi kết thúc bài hát hát trẻ cầm túi cuối cùng lấy ra cho cô một hình bất kỳ và giơ lên nói to.
- Cô hỏi trẻ:
+ Đây là hình gì?
+ Hình đó có lăn được không? Tại sao?
- Tương tự cô cho trẻ lấy hình khác ra và giơ lên cho các bạn cùng xem và nói to đó là hình gì?
+ Cấu tạo của hình đó như thế nào?
* Chắp ghép các hình học tạo thành hình mới theo ý thích.
* Chắp ghép hình học theo yêu cầu:
- Cô kể đoạn chuyện sáng tạo:
  Hôm nay bạn búp bê muốn về thăm ông bà ngoại của mình, bạn ấy muốn đi bằng ô tô, mà vẫn chưa có ô tô, bây giờ chúng mình cùng giúp bạn búp bê nhé!
- Giờ chúng mình sẽ cùng nhau xếp 1 chiếc ô tô nào!
+ Cô cho trẻ lên xếp 1chiếc ô tô bằng hình vuông và hình chữ nhật.
+ Chiếc ô tô các con vừa xếp đã chạy được chưa?
+ Giờ phải làm sao để làm cho ô tô chạy được?
+ Cô mời 1 bạn lên gắn bánh ô tô.
- Cô gắn bánh ô tô bằng hình tam giác và hỏi trẻ.
+ Ô tô này chạy được chưa? Tại sao?
+ Tại sao lấy hình tam giác làm bánh ô tô không chạy được?
+ Vậy bánh ô tô phải làm bằng hình gì?
- Cô mời 1 trẻ lên gắn bánh xe bằng hình tròn.
+ Bây giờ ô tô đã chạy được chưa?
+ Vậy chúng ta làm ô tô cho búp bê bằng những hình gì nào?
+ Cô mời trẻ lên nhắc lại, sau đó cô khái quát lại.
* Chắp ghép hình theo ý thích
- Cô phát cho mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng: có các hình học
+ Các con hãy chắp ghép các hình học này lại với nhau để thành một hình mới theo ý thích của các con nhé!
- Cô quan sát trẻ thực hiện.
- Mời 2 – 3 trẻ lên giới thiệu xem con vừa ghép hình gì với hình gì? Và tạo thành hình gì?
* Luyện tập củng cố
TC: Bé thông minh qua trò chơi xếp hình
- Cô phát cho trẻ rổ đồ dùng.
- Trẻ sẽ ghép hình theo hiệu lệnh của cô:
+ Ghépcác hình dể có 1 chiếc ô tô con
+ Ghép các hình để có chiecs thuyền buồm
+ Ghép các hình để có chiếc máy bay.
Sau mỗi hình cô hỏi trẻ con đã ghép nhưng hình gì lại với nhau để được hình mới như vậy.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
- Cô chú ý quan sát, nhận xét, khuyến khích trẻ sau mỗi lần chơi.
3. Kết thúc
- Cô nhận xét giờ học và chuyển hoạt động khác

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ: Tìm hiểu về các hoạt động của các cô, bác trong trường

1. Kiến thức
- Trẻ biết các hoạt động của trường mầm non.
- Trẻ biết được các hoạt động của các cô bác trong trường mầm non, mỗi người đều có một công việc khác nhau.
2. Kỹ năng
- Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát ghi nhớ có chủ định.
- Trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc.
3. Thái độ
- Trẻ biết quan tâm yêu mến, kính trọng các cô bác trong trường mầm non. - Tranh ảnh trường mầm non.
- Một số hình ảnh về các hoạt độn của các cô bác trong trường mầm non.
- Một số đồ dùng, đồ chơi của lớp.
- Chỗ ngồi cho trẻ.
- Câu hỏi đàm thoại
- NDTH: Âm nhạc, văn học 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú
- Cô cho trẻ hát bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non”
- Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát và chủ điểm.
2. Phương pháp và cách thức tổ chức
* Cho trẻ quan sát tranh các cô y tế đang khám bệnh cho các bé.
- Cô hỏi trẻ:
+ Các con đến trường thường gặp những ai? Ngoài cô giáo và các bạn ở lớp các con còn biết ai trong trường mình nữa? Hôm nay cô sẽ cùng các con đi tìm hiểu về các cô, bác trong trường mầm non mình nhé!
- Cô cho trẻ xem tranh
+ Cô ó bức tranh gì đây?
+ Cô trong bức tranh là ai? Cô ấy đang làm gì?
+ Cô y tế thường làm những việc gì?
- Cô khái quát: Trong trường mình ngoài cô giáo đứng lớp dạy các con còn có cô y tế đấy các con ạ! Cô y tế thường khi có bạn nào bị sốt, ốm, đau bụng thì sẽ cô y tế sẽ đến để khám và cho thuốc các con đấy.
* Quan sát tranh các cô cấp dưỡng
- Vừa rồi cô và các con được biết đến cô y tế, giờ cả lớp quan sát lên trong tranh của cô có ai đây?
+ Các cô đang làm gì?
+ Các cô nấu cơm cho ai?
- À! Đây là các cô nhà bếp đấy các con ạ!
- Trong trường còn có các cô nhà bếp hay còn gọi là các cô cấp dưỡng.những món ăn hàng ngày của chúng mình ăn đều do các cô cấp dưỡng đã nấu cho chúng mình ăn, những món đủ chất dinh dưỡng, đủ lượng, và đảm bảo an toàn thực phẩm cho chúng mình đấy.
- Ngoài các cô cấp dưỡng còn có ai trong trường mình? Còn có bác gì hay đứng quan sát trông coi trường lớp cho chúng mình nhỉ?
*Quan sát hình ảnhbác bảo vệ
- Các con thường thấy bác bảo vệ làm công việc gì?
+ À! Đó là bác bảo vệ đấy các con ạ.
+ Hàng ngày bác phải đi kiểm tra các lớp trông coi trường lớp giúp chúng mình đấy!
+ Nếu không có bác bảo vệ thì sẽ làm sao?
=> Cô khái quát: Vậy là trong trường mình có rất nhiều các cô bác mỗi người đều làm một công việc khác nhau, cô y tế giúp chúng mình khám bệnh, cô cấp dưỡng giúp chúng mình có những bữa ăn ngon, bác bảo về giúp trông coi lớp học. Vậy chúng mình phải biết yêu quý, kính trọng các cô, bác trong trường của mình nhé!
* Củng cố
TC: Ghép tranh
- Cô chuẩn bị 3 bức tranh về hoạt động của cô, bác trong trường mầm non
- Cô chia lớp làm 3 đội, mỗi đội 4 bạn, nhiệm vụ của mỗi đội 4 bạn lần luợt lên ghép tranh sao cho nhanh và đúng.
- Đội nào ghép nhanh đúng đội đó thắng cuộc, đội nào ghép sai phải nhảy lò cò.
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ sau khi chơi.
3. Kết thúc
- Cô nhận xét tiết học và chuyển hoạt động khác.

HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI CHỮ VIẾT: Làm quen nét sổ thẳng, nét ngang; nét xiên phải, xiên trái

1. Kiến thức
- Trẻ biết các nét sổ thẳng, nét ngang, nét xiên phải, trái
- Biết gọi tên các nét, cấu tạo của các nét.
2. Kỹ năng
- Trẻ biết tô các nét chấm mờ đúng không bị chờm ra ngoài.
- Trẻ biết tô màu bức tranh đẹp không bị chệnh.
3. Thái độ
- Trẻ có ý thức trong giờ học.
- Biết giữ gìn đồ dùng học tập. - Tranh vẽ ngôi nhà có chứa các nét sổ thẳng, nét ngang
- Tranh vẽ trời mưa có chứa nét xiên phải, trái.
- Chỗ ngồi cho trẻ.
- Tâm thế cô và trẻ gọn gàng
- Câu hỏi đàm thoại.
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng. 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú
- Cô cho trẻ hát bài hát “Nắm tay thật thân thiết”
- Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát và chủ điểm, dẫn dắt trẻ vào bài.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức
* Làm quen với nét sổ thẳng, nét ngang.
- Cô treo tranh và đàm thoại với trẻ.
+ Cô có bức tranh gì đây?
+ Bạn nào có nhận xét gì về bức tranh này của cô?
+ Trong tranh vẽ về ngôi nhà? Vậy các con thấy ngôi nhà này được vẽ bởi những nét nào?
+ Tường của ngôi nhà trong bức tranh được tạo bởi nét gì?
+ Đường để vào ngôi nhà có những nét gì kia?
+ Cô mời trẻ trả lời.
* Cô khái quát lại: các con thấy trong bức tranh có ngôi nhà tường nhà và tường rào của ngôi nhà được tạo bởi nét sổ thẳng, đường vào ngôi nhà được tạo bởi những nét ngang đấy các con ạ!
- Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các nét sổ thẳng, nét ngang.
+ Cô đọc cho trẻ 2 lần.
+ Cô cho trẻ đọc 2 – 3 lần
+ Mời cá nhân trẻ đọc.
- Cấu tạo của nét sổ thẳng,nét ngang
+ Nét sổ thẳng được viết bởi một nét kéo thẳng từ trên xuống dưới.
+ Nét ngang được viết bởi một nét nằm ngang kéo từ trái sang phải.
* Làm quen với nét xiên phải, nét xiên trái
- Cô cho trẻ quan sát tranh và đàm thoại
+ Có bạn nào nhận xét gì xem trong tranh của cô có gì?
+ Thời tiết trong tranh của cô như thế nào?
+ Cô mời 1 số trẻ trả lời
+ Trời đang mưa đúng không?
+ Những hạt mưa trong bức tranh được vẽ bởi những nét gì?
* Cô khái quát lại: Trong bức tranh trời đang mưa các hạt mưa được vẽ bởi nhứng xét xiên phải và nét xiên trái đấy các con ạ!
- Cô giới thiệu nét xiên phải, nét xiên trái
+ Cô đọc cho 2 lần nét xiên phải và nét xiên trái.
+ Cô cho trẻ đọc 2 – 3 lần.
+ Mời cá nhân trẻ đọc.
- Cô giới thiệu nét xiên phải, nét xiên trái
+ Nét xiên phải được tạo bởi một nét viết kéo xiên từ bên phải sang bên trái gọi là nét xiên phải (Giống dấu sắc)
+ Nét xiên trái được tạo bởi một nét viết từ bên tay trái kéo xiên sang bên phải gọi là nét xiên trái (Giống dấu huyền)
* Luyện tập củng cố
- Cô phát vở “Bé tô, bé vẽ” cho trẻ thực hiện. (Bài số 1 và bài số 2)
- Cô hướng dẫn trẻ cách tô các nét, cách cầm bút, cách tô màu không chờm ra ngoài.
- Nhắc lại trẻ cách tô, tô từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
- Thẻ thực hiện cô bao quát trẻ hướng dẫn trẻ yếu.
3. Kết thúc
 - Cô nhận nhận xét tuyên dương giờ học và chuyển hoạt động khác.

GIÁO ÁN VẼ NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH

TẠO HÌNH
Vẽ ngườithân trong gia đình
( ĐT)
1. Kiến thức
- Trẻ biết được trong gia đình có những ai.
- Biết sử dụng và đọc tên được các hình học để vẽ.
- Biết viết "tên" của bản thân theo cách của mình.
2. Kỹ năng
- Rèn cho trẻ kỹ năng vẽ tô màu không chờm ra ngoài.
- Rèn trẻ kĩ năng cầm bút
3. Thái độ
- Trẻ biết yêu quý, gia đình   của mình, yêu thích bức tranh mà mình tạo ra.
-Giữ gìn sản phẩm của mình của bạn
+ Đồ dùng của cô.
- Tranh mẫu của cô :
- Tranh 1 : vẽ về bố mẹ và 1 con.
- Tranh 2: vẽ về bố mẹ và 2 con.
- Tranh 3 :vẽ về bố mẹ ,con và ông bà.
- Phấn vẽ, sáp màu.
+ Đồ dùng của trẻ.
+ Vở, bút chì đen, bút sáp màu.
Chỗ ngồi cho trẻ.
Câu hỏi đàm thoại.
NDTH: Âm nhạc, văn học.
 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú
- Cô cho trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau của tác giả Phan Văn Minh
- Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hatdẫn dắt trẻ vào bài .
2. Phương pháp,hình thức tổ chức.
* Cô giới thiệu tranh
- Cô treo tranh 1: “Tranh vẽ bố ,mẹ và 1 con” cho trẻ quan sát.
+ Cô có bức tranh gì đây?
+ Ai có nhận xét gì về bức tranh của cô nào?
+ Trong tranh có những ai ?
+ Vậy đây là gia đình đông conhay ít con?
+ Cô đã sử dụng những nét gì để vẽ vẽ thành bức tranh gia đình?
+ Cô tô màu như thế nào?
+ Bố cục tranh cô để ra sao?
* Cô khái quát lai : Đây là bức tranh vẽ về  gia đình,trong tranh có bố,mẹ và con .Cô đã kết hợp những nét cong tròn ,nét thẳng,nét ngang,nét xiên để tạo thành  .Cô đã bố cục tranh cân đối giữa tờ giấy và tô màu đều không chờm ra ngoài
- Tương tự cô giới thiệu 2 tranh còn lại .
- Cô thăm dò ý tưởng của 1 vài trẻ.
+ Con thích vẽ ai ?
+ Vẽ như thế nào ?
*Trẻ thực hiện.
- Cô cho trẻ ngồi theo nhóm.
- Cô chia nguyên vật liệu cho trẻ thực hiện.
- Cô nhắc lại trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút, cách tô màu.
- Trẻ thực hiện cô bao quát, hướng dẫn gợi ý trẻ, và giúp đỡ trẻ yếu.
* Trưng bày và chia sẻ.
+ Cô cho trẻ lên trưng bày sản phẩm của mình theo nhóm.
+ Cô cho trẻ lên giới thiệu về sản phẩm của mình
+ Nhận xét sản phẩm của bạn.
+ Con thích bức tranh nào? Vì sao?
+ Cô mời 2 - 3 trẻ lên trả lời.
+ Cô nhận xét chung tuyên dương, động viên những trẻ còn chưa hoàn thiện.
3.Kết thúc.
- Cô nhận xét tuyên dương giờ học.
- Chuyển hoạt động khác.