Thứ Tư, 6 tháng 1, 2016

giáo án truyện Quả bầu tiên

QUẢ BẦU TIÊN
Tên hoạt động:kể chuyện quả bầu tiên
Chủ đề:động vật
Đối tượng dạy:mẫu giáo lớn
Số lượng trẻ:25-30 trẻ
Thời gian:25-30 phút
Loại tiết:trẻ chưa biết
I.            Mục đích yêu cầu:
1.  Kiến thức
-         Trẻ biết tên truyện: Quả bầu tiên. Biết tên nhân vật trong truyện: chú bé tốt bụng, con chim én nhỏ, tên địa chủ.
-         Trẻ hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện: Người hiền lành tốt bụng bao giờ cũng được hạnh phúc, người chịu ơn thì không bao giờ quên ơn. Tình cảm yêu mến động vật của chú bé tốt bụng được chim én trả ơn, sống cuộc sống hạnh phúc. Sự tham lam, độc ác của tên địa chủ với con chim nhỏ bị trừng phạt
2.  Kĩ năng
-         Trẻ chú ý nghe cô kể chuyện, hiểu và trả lời được câu hỏi của cô
-         Trẻ nhận xét được tính cách đối lập của 2 nhân vật: cậu bé tốt bụng rất yêu quý các con vật, tên địa chủ tham lam độc ác không biết thương yêu các con vật
-         Trẻ làm được 1 số động tác nhảy chụm chân, vẫy cánh giống con chim nhỏ.
3.  Thái độ
-         Trẻ biết yêu thương những con vật bé nhỏ, gần gũi xung quanh.
-         Tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô, cùng bạn.
II.     Chuẩn bị:môi trường lớp hoc:tranh chủ đề động vật
1.  Địa điểm tổ chức-đội hình
-         Trong lớp học, đồ dùng sắp xếp gọn, thuận tiện cho cô và trẻ
-         Nghe kể chuyện lần 1: trẻ ngồi xung quanh cô
-         Nghe kể chuyện lần 2, xem hoạt cảnh rối trên ghế 3 hàng hình vòng cung.
2.  Đồ dùng của cô
-         Giọng kể: nhẹ nhàng ấm áp, truyền cảm, thể hiện rõ tính cách nhân vật, nhấn vào các chi tiết đối lập giữa cậu bé tốt bụng và tên địa chủ
+ Lão nhà giàu hống hách quát nạt, gằn giọng khi bắt én con đi tìm hạt bầu
+ Giọng chú bé nhẹ nhàng, hiền lành,lễ phép
+Giọng én nhỏ: nhỏ, trong trẻo, sợ sệt khi bị thương
-         Kể chậm
-         Máy vi tính thiết kế hình ảnh minh họa truyện “Quả bầu tiên”: 5 slides ( hình ảnh động)
Slide 1: chú bé đang ôm con chim én nhỏ trên tay, bên cạnh có một chiếc tổ chim nhỏ do cậu bé làm
Slide 2: cậu bé tung con chim én nhỏ lên cao
Slide 3: cậu bé đang gieo hạt bầu xuống đất, con én nhỏ bay lượn phía trên
Slide 4: Quả bầu to được bổ ra, bên trong có nhiều tiền vàng và thức ăn ngon
Slide 4: Tên địa chủ đang thả chim bay lên
Slide 5: Quả bầu bổ ra rất nhiều rắn độc lao về phía tên địa chủ
-         Mô hình sân khấu biểu diễn rối tay, rối tay nhân vật cậu bé tốt bụng, con chim én nhỏ, tên địa chủ
-         Ghi âm lời đối thoại của các nhân vật trong hoạt cảnh
3.  Đồ dùng của trẻ
-          
III.                        Cách tiến hành
Thời gian
Nội dung và tiến trình hoạt động
Phương pháp- hình thức tổ chức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trẻ
2-3 phút
Hoạt động 1:ổn định lớp, vào bài
-cho trẻ xem hình ảnh quả bầu
+quả gì đây?
+bên trong quả bầu còn gì?
-có một quả bầu rất lạ,muốn biết bên trong có gì,các con hãy lắng nghe cô kể câu chuyện : “quả bầu tiên” nhé!
- Trẻ xem và trả lời câu hỏi
4-5 phút
Hoạt động 2:kể chuyện
- Cô kể chuyện lần 1 bằng lời diễn cảm kết hợp với ngữ điệu, cử chỉ, nét mặt,  điệu bộ
- Cô vừa kể cho các con nghe chuyện gì?
- Bây giờ cô sẽ kể lại chuyện và cho các con xem hình ảnh minh họa trên máy vi tính nhé. Mời các con về chỗ nào
- Cô kể lần 2 sử dụng phần mềm trên máy vi tính
- Chú ý nghe cô kể chuyện
- Quả bầu tiên ạ
- Trẻ ngồi trên ghế hình vòng cung
- Chú ý theo dõi hình ảnh minh họa truyện
14-15 phút
Hoạt động 3:đàm thoại ,trích dẫn,giảng giải hiểu nội dung truyện
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
- Trong truyện có những nhân vật nào?
- Cậu bé là người thế nào?
- Cậu bé làm gì khi con én bị thương
- Trích dẫn kết hợp hình ảnh 1: Khi thấy chim én nhỏ rơi từ trên tổ xuống gẫy cánh, chú bé đã vỗ về, cho ăn và làm cho chim 1 cái tổ nhỏ
- Khi mùa xuân đến, én đã mang gì về cho chú bé?
- Trích dẫn hình ảnh 2: Cứ vào cuối thu, từng đàn chim én bay về phương nam để tránh rét, biết được điều đó chú bé liền thả chim én để én bay theo đàn chim đi tránh rét
- Khi bổ quả bầu ra có điều gì lạ?
- Vì sao chú bé được hưởng quả bầu tiên có nhiều tiền vàng và thức ăn ngon?
- Trích dẫn hình ảnh 3,4: nhờ có tình yêu thương con vật mà chú bé đã được đền đáp xứng đáng. Quả bầu khi bổ ra bên trong có rất nhiều tiền vàng và thức ăn ngon
- Lão địa chủ có được quả bầu như vậy không? Vì sao?
- Điều gì xảy ra với lão địa chủ độc ác?
- Trích dẫn hình ảnh 5: Vì lòng tham lam và tính cách độc ác mà tên địa chủ bị rắn độc trong quả bầu bò ra cắn chết
- Con yêu nhân vật nào? Vì sao? Con học được điều gì từ chú bé?
- Quả bầu tiên ạ
-  2, 3 trẻ trả lời
- Tốt bụng, hay giúp đỡ mọi người và con vật xung quanh ạ


- Chim én mang về cho chú bé 1 hạt bầu ạ




- Có nhiều tiền vàng và thức ăn ngon ạ
- Trẻ trả lời




- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời



- Trẻ trả lời

2-3 phút
Hoạt động 4:cô kể lại chuyện
-cho trẻ xem hoạt cảnh rối:truyện  “quả bầu tiên” được chuyển thể sang hoạt cảnh rối,mời các con cùng xem
-trẻ nghe và xem hoạt cảnh rối
2-3 phút

- Kết luận: Người hiền lành tốt bụng bao giờ cũng được hạnh phúc, người chịu ơn thì không bao giờ quên ơn. Tình cảm yêu mến động vật của chú bé tốt bụng được chim én trả ơn, sống cuộc sống hạnh phúc. Sự tham lam, độc ác của tên địa chủ bị con chim nhỏ trừng phạt
- Cho trẻ chơi trò chơi bắt chiếc tạo dáng, trẻ làm 1 số động tác của chim: chim bay lượn, chụm bật
- Trẻ lắng nghe





- Trẻ bắt chiếc làm theo động tác theo yêu cầu của cô



Giáo án thơ:Mèo đi câu cá

MÈO ĐI CÂU CÁ
Tên hoạt động: dạy trẻ đọc thuộc thơ mèo đi câu cá
Chủ đề: động vật
Đối tượng dạy: mẫu giáo lớn
Số lượng trẻ: 25
Thời gian: 25-30 phút
I.            Mục đích, yêu cầu
1.     Kiến thức
-         Trẻ biết tên bài thơ “mèo đi câu cá”, biết tên tác giả Thái Hoàng Minh
-         Trẻ hiểu nội dung bài thơ: Vì lười và mải chơi nên anh em mèo trắng không có gì để ăn
-         Trẻ cảm nhận được âm điệu, nhịp điệu của bài thơ:Vui tươi, dí dỏm
2.     Kỹ năng
-         Trẻ chú ý nghe cô đọc thơ, hiểu và trả lời được câu hỏi của cô
-         Trẻ đọc thơ rõ lời, thay đổi được ngữ điệu giọng, thể hiện được tình cảm khi đọc thơ
-         Trẻ hát vận động bài “Rửa mặt như mèo”, nói về một số vận động, đặc biệt của con mèo mà trẻ biết
3.     Thái độ
-         Trẻ biết yêu lao động, không ỷ việc lại cho người khác
-         Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động cùng cô và bạn
II.            Chuẩn bị:
1.môi trường học tập:tranh ảnh về chủ đề động vật
1.     Địa điểm tổ chức, đội hình
-         Phòng học thoáng sạch, an toàn
-         Đội hình:
+       Đọc lần 1: trẻ ngồi dưới sàn, bên cô
+       Đọc lần 2: trẻ ngồi trên ghế theo đội hình chữ U
2.     Đồ dùng của cô
-         Chuẩn bị giọng đọc:
Đọc chậm 4 câu đầu, ngắt nghỉ lâu hơn bình thường câu 3,4. Sáu câu tiếp theo đọc chậm, hơi nhỏ. Tám câu tiếp theo đọc với giọng vui, nhịp hơi nhanh. Bốn câu tiếp đọc đối lập nhau: 2 câu “Lúc ông...đi ngủ” đọc chậm, 2 câu “Đôi mèo...lều gianh” đọc nhanh thể hiện sự vội vàng, luống cuống. Bốn câu cuối đọc chậm, ngắt giọng trong câu “giỏi anh/giỏ em”
-         Hình ảnh động làm trên phần mềm và máy vi tính
+       Hình ảnh 1: Hai anh em mèo vác giỏi trên vai nét mặt vui tươi
+       Hình ảnh 2: Mèo anh đang nằm ngủ cạnh gốc cây bên bờ ao
+       Hình ảnh 3: Mèo em đang vui đùa cùng bầy thỏ
+       Hình ảnh 4: Hai chiếc giỏ lăn trên mặt đất, mặt hai chú mèo mếu sệch
-         Đàn ghi nhạc bài: “Rửa mặt nhưv mèo”
3.     Đồ cùng của trẻ
-         Ghế ngồi đủ cho trẻ, sắp xếp hợp lý
III.            Cách tiến hành
Thời gian
Nội dung và tiến trình hoạt động
Phương pháp - hình thức tổ chức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trẻ
2-3 phút
Hoạt động 1: ổn định lớp vào bài
-       Các con lại đây với cô nào.

-       Bây giờ các con cùng cô hát và vận động theo bài  hát “Rửa mặt như mèo” nhé.
-       Các con vừa hát bài gì?
-       Bài hát nói về điều gì?
*Con mèo rất sợ nước, nhưng lại thích ăn cá. Hôm nay cô sẽ dạy các con bài thơ “Mèo đi câu cá” sáng tác Thái Hoàn Linh, để xem các chú mèo trong bài thơ câu cá thế nào, các con nghe cô đọc thơ nhé.
-   Đứng xung quanh cô
-   Hát vận động theo nhạc
-   Cả lớp trả lời
-   2,3 trẻ trả lời
4-5 phút
Hoạt động 2: giáo viên đọc thơ
-       Đọc lần 1: diễn cảm bằng lời:
+    Cô vừa đọc bài thơ gì?
+    Bài thơ do ai sáng tác?

-       Đọc lần 2: Đọc diễn cảm kết hợp sử dụng máy vi tính
Các con nghe cô đọc lại bài thơ và cùng xem hình ảnh minh họa nhé.
+    Hình ảnh 1: Đọc 4 câu thơ đầu
“Anh em...sông cái:
+    Hình ảnh 2: đọc 6 câu tiếp theo
“hưu hưu ...đã có em rồi”
+    Hình ảnh 3: Đọc 8 câu thơ tiếp theo
“Mèo em...nhập bọn vui chơi”
+    Hình ảnh 4: đọc các câu thơ cuối
-       Nghe cô đọc thơ
-       Mèo đi câu cá ạ
-       Bác Thái Hoàng Linh ạ
-       Trẻ nghe cô đọc thơ
14-15 phút
Hoạt động 3: giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ: đàm thoại, trích dẫn, giảng giải
*Giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ: Đàm thoại, trích dẫn, giảng giải:
-         Cô vừa đọc bài thơ gì?
-         Bài thơ do ai sáng tác?
-         Anh em mèo trắng rủ nhau làm gì?
-         Mèo anh, mèo em ngồi câu ở đâu?
+       Trích dẫn hình ảnh 1: Niềm vui của hai anh em mèo trắng khi rủ nhau đi câu được thể hiện qua các câu thơ:
“Anh em mèo trắng
Vác giỏ đi câu
Anh ngồi bờ ao
Em ra sông cái”
-         Hai anh em mèo có câu cá không?
-         Vì sao hai anh em mèo không câu cá?
+       Trích dẫn: “Mèo anh ngả lưng...
Nhập bọn vui chơi”
Kết hợp sử dụng hình ảnh 2,3 minh họa: Mèo anh và mèo em không câu cá vì mèo anh thì nằm ngủ, còn mèo em thì thích đi chơi
-         Anh em nhà mèo có cá để ăn không? Vì sao?
+       Trích dẫn hình ảnh 4: với 2 chiếc giỏ trống không, cả hai chú mèo bị đói và cùng kêu meo meo như đang khóc, kết hợp đọc trích dẫn 6 câu thơ cuối: “Lúc ông...cùng khóc meo meo”
-         Kết luận: vì mèo anh lười biếng, mèo em mải chơi nên 2 anh em mèo không có gì để ăn.

-       Mèo đi câu cá ạ
-       Bác Thái Hoàng Linh ạ
-       2,3 trẻ trả lời
-       2,3 trẻ trả lời







-       2,3 trẻ trả lời
-       2,3 trẻ trả lời





-       3,4 trẻ trả lời


4-5 phút
Hoạt động 4: Dạy trẻ đọc thơ
-         Khi đọc bài thơ này các con sẽ đọc thế nào?
-         Muốn đọc thơ hay các con nghe cô đọc lại bài thơ nhé. (cô đọc diễn cảm lại bài thơ 1 lần)
*Dạy trẻ đọc thơ:
-         Cả lớp đọc theo cô cả bài: từ 1-2 lần (trẻ ngồi hình chữ U đọc thơ cùng cô)
-         Mỗi tổ đọc 1 lần (trẻ đứng tại chỗ đọc thơ)
-         Nhóm đọc 1 lần (bạn trai, bạn gái-trẻ đứng thành các hàng ngang quay xuống các bạn)
-       Đọc nối tiếp giữa 2 nhóm bạn gái, bạn trai (trẻ đứng thành 2 nhóm quay mặt vào nhau)
-       1 trẻ đọc tốt đọc lại 1 lần
(trong quá trình trẻ đọc thơ giáo viên sửa sai, động viên, khích lệ, hướng dẫn trẻ đọc rõ lời, ngắt nghỉ, thay đổi giọng điệu. chú ý nhắc trẻ thẻ hiện tình cảm, thể hiện sự vui tươi, dí dỏm. Tùy theo thời gian giáo viên có thể cho cả lớp đọc thêm hoặc bớt 1 đến 2 lần)
-       Trẻ trả lời





-       Cả lớp đọc theo cô từ 1-2 lần
-       Tổ đọc theo cô
-       Nhóm trẻ đọc cùng cô
-       Trẻ đọc nối tiếp giữa 2 nhóm
-       1 trẻ đọc thơ

1-2 phút

-         Theo các con muốn có cá ăn hai chú mèo phải làm gì?
-         Giáo dục: Để không bị đói mọi người phải yêu lao động, không ỷ việc lại và trông chờ thành quả lao động của người khác, các con nhớ chưa nào.
-               2,3 trẻ trả lời