Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2019

Chia nhóm đối tượng trong phạm vi 7 làm 2 phần

HĐLQVT Chia nhóm đối tượng trong phạm vi 7 làm 2 phần 1. Kiến thức. - Trẻ biết cách tách gộp có số lượng là 7 thành 2 phần và nhận được các kết quả sau mỗi lần tách. - Trẻ nhận ra được các mối tương quan khi tách nhóm số lượng 7 thành 2 phần gộp lại thành một nhóm cơ bản. 2. Kĩ năng. - Trẻ biết cách tách gộp theo ý thích,theo yêu cầu của cô. - Biết đếm số lượng ở mỗi lượng ở mỗi nhóm và đặt thẻ số tương ứng vào mỗi nhóm. 3. Thái độ. - Trẻ có ý thức trong giờ học. - Biết giữ gìn đồ dùng. + Đồ dùng của cô: - Thẻ số từ 1-7. - 7 cầu thủ . - 7 quả bóng . -2 tranh vẽ đồ dùng để trẻ chơi trò chơi tách nhóm có số lượng 7. -2 tranh vẽ để trẻ chơi trò chơi gộp số lượng 7. - Bút dạ nam châm. - Chỗ ngồi cho trẻ. + Đồ dùng của trẻ: 7 bông hoa - Thẻ số từ 1-7. - 7 cầu thủ . - 7 quả bóng . NDTH: Âm nhạc 1,Ổn định tổ chức: - Cô cho trẻ hát bài “Quả bóng tròn” + Trò chuyện với trẻ về bài hát và chủ điểm . 2. Phương pháp hình thức tổ chức. * HĐ 1: Ôn số lượng trong phạm vi 7. - Cô cho trẻ lên tìm các nhóm đồ vật có số lượng là 7 ở xung quanh lớp, cho trẻ đếm và đặt thẻ số tương ứng. * Hoạt động 2: Chia nhóm có số lượng trong phạm vi 7 thành 2 phần a. Chia theo ý thích - Cô chia trẻ làm 3 nhóm. + Trẻ đếm và xếp 7 cầu thủ thành hàng ngang + Từ 7 cầu thủ trẻ chia thành 2 nhóm theo ý thích của mình. + Cho trẻ đếm số lượng cầu thủ ở từng nhóm và đặt thẻ số tương ứng. + Sau khi trẻ chia xong cô hỏi kết quả chia của từng nhóm . + Cho trẻ đếm số lượng giày ở từng nhóm và đặt thẻ số tương ứng. + Sau khi trẻ chia xong cô hỏi + Trẻ trả lời cô gắn thẻ số lên bảng. - Cô kết luận: Các cách chia của 3 nhóm đều đúng. - Sau đó cô cho trẻ gộp lại ( Và đếm theo khả năng của từng nhóm) b. Chia theo yêu cầu của cô. - Cho trẻ đếm số 7 quả bóng 1 2 2….7.Tất cả là 7 quả bóng + Chia 1 phần có 1 bóng phần còn lại có mấy bóng ? (1-6) trẻ lấy thẻ số tương ứng đặt vào. + Cô 1quả bóng và có 6 quả bóng muốn có 7 thì ta làm thế nào?( Cô cho trẻ gộp lại) + Chia 1 phần có 1 phần còn lại có mấy? (1-6) + Chia 1 phần có 2 phần còn lại có mấy? (2-5) + Chia 1 phần có 3 phần còn lại có mấy? (3-4) => Cô kết luận : Tách nhóm có 7 thành 2 nhóm thì nhóm có 1 và nhóm có 6. + Có 6 muốn có 7 thì ta làm thề nào?( Gộp 2 nhóm lại) => Cô kết luận: Gộp 1 nhóm có 1 với 1 nhóm có 6 được nhóm có 7. + Tương tự như vậy cho trẻ tách gộp 1 và 6, 2 và 5, 3 và 4. 7 1 6 2 5 3 4 => Cô kết luận: Nếu tách 1 nhóm có 7 thành 2 nhóm thì có tất cả 3 cách tách. + Cách 1: Tách nhóm có 1- nhóm còn lại có6 + Cách 2: Tách nhóm có 2 - nhóm còn lại có 5 + Cách 3: Tách nhóm có 3 - nhóm còn lại có 4 + Nếu gộp 2 nhóm thành 1 nhóm có 7 thì tất cả có 3 cách gộp. + Cách 1: Gộp nhóm có 1 với nhóm có 6 + Cách 2: Gộp nhóm có 2 với nhóm có 5 + Cách 3: Gộp nhóm có 3 với nhóm có 4 - Cô cho trẻ cất đồ dùng vào rổ. * Hoạt động 3: Luyện tập Củng cố. + Trò chơi 1: Ai nhanh nhất. - Cách chơi: Cô chia lớp mình thành 3 đội, cô thưởng cho mỗi đội một bức tranh , các con hãy nhìn xem trong tranh có gì? các con phải đếm số lượng của mỗi nhóm và tách các nhóm này bằng các cách khác nhau và bằng cách dùng bút dạ khoanh tròn các nhóm, khi khoanh xong các con gắn thẻ số tương ứng. - Luật chơi: Thời gian bằng 1 bản nhạc đội nào khoanh đúng gắn thẻ số đúng là đội đó thắng cuộc. + Trò chơi 2: Thi xem đội nào nhanh. - Cách chơi: Cô có 3 bức tranh trong mỗi bức tranh có các nhóm đồ dùng của mộ số nghề khác nhau. Cô chia lớp thành 3 đội , nhiệm vụ của mỗi bạn trong đội phải lên nối các nhóm đồ dùng với nhau tạo thành nhóm có 7 - Luật chơi: Mỗi bạn lên chơi chỉ nối 1 nhóm về vỗ tay vào bạn thứ 2 thì bạn thứ 2 lại tiếp tục chạy lên nối cứ như vậy cho đến khi bản nhạc kết thúc đội nào nối đúng được nhiều là thắng. - Tổ chức cho trẻ chơi 1 - 2 lần. 3. Kết thúc: Cô nhận xét chủ yếu động viên khen ngợi trẻ vàchuyển hoạt động khác.

HĐ Khám phá : Một số nghề phổ biến trong xã hội

HĐ Khám phá : Một số nghề phổ biến trong xã hội 1. Kiến thức. - Trẻ biết được 1 số nghề trong xã hội và gọi tên được 1 số nghề. - Trẻ biết một số nghề nơi trẻ sống. 2. Kỹ năng. - Nói đặc điểm và sự khác nhau của một số nghề. Ví dụ: nói “Nghề nông làm ra lúa gạo, nghề xây dựng xây nên những ngôi nhà mới ...” - Mạnh dạn, tự tin trước đám đông cho trẻ. - Biết phối hợp với bạn khi hoạt động nhóm. 3. Thái độ - Trẻ biết kính trọng người lao động và thành quả cảu các nghề. - Tích cực tham gia hoạt động cùng cô và các bạn. + Đồ dùng của cô: - Máy tính. - Một số hình ảnh về các nghề . - Đồ dùng cử một số nghề - Câu hỏi đàm thoại. -NDTH: Âm nhạc, văn học. 1.Ổn định tổ chức: - Cô cho trẻ hát bài “ Cháu yêu cô chú công nhân” - Cô trò chuyện với trẻ về bài hát. 2. Phương pháp hình thức tổ chức: *HĐ1 Tìm hiểu về 1 số nghề phổ biến trong xã hội: -Trong xã hội của chúng ta có rất nhiều nghề khác nhau bạn nào giỏi cho cô giáo biết con biết những nghề nào. - Công việc của mỗi nghề thường khác nhau. - Cô cho trẻ quan sát tranh cô giáo đang dạy học và hỏi trẻ. + Cô có bức tranh gì đây? + Cô giáo đang dạy học được gọi là nghề gì ? + Nghề giáo viên thường làm công việc gì ? + Các con có nhìn thấy sản phẩm của nghề giáo viên không ?  Các con ạ,các cô giáo mà hàng ngày đến lớp dạy dỗ các con , chăm sóc các con đó cũng được gọi là 1 nghề đấy.Và sản phẩm của nghề giáo viên không giống như các nghề khác mà chúng ta có thể nhìn thấy ngay được ,sản phẩm đó còn nhờ sự cố gắng, nỗ lực của các con nữa đấy. - Cô cho trẻ quan sát tranh chú công nhân đang xây dựng. + Cô có tranh gì đây ? + Bức tranh các chú công nhân đang làm gì ? + Các chú công nhân đang xây nhà thì được gọi là nghề gì ? + Nghề xây dựng cần phải có những dụng cụ nào ? + Các chú công nhân xây dựng xây nhà có vất vả không? + Để biết ơn các chú công nhân xây dựng đã vất vả xây cho chúng ta ngôi trường khang trang ,rộng rãi thì các con phải làm gì ? - Cô cho trẻ quan sát tranh bác sĩ . + Cô có bức tranh gì đây? + Bác sĩ đang làm gì ? + Để khám bệnh được bệnh thì bác sĩ cần phải có những dụng cụ gì ? +Bác sĩ khám bệnh thì được gọi là nghề gì ? - Cô mở rộng : Trong xã hội có rất nhiều nghề ,ngoài các nghề trên còn có nghề : nông dân,nghề cảnh sát,nghề bộ đội ,nghề thợ may,... mỗi nghề đều có những sản phẩm riêng . - Giáo dục :Công việc của các cô các chú rất vất vả vì vậy chúng mình phải ngoan,chăm lo học hành để không phụ công lao các cô các chú chúng mình nhớ chưa ? *HĐ 2: Luyện tập, củng cố: -Trò chơi 1: Đoán nhanh, đoán giỏi. + Cô nói tên dụng cụ,trẻ nói nghề. + Cô nói tên nghề trẻ nói tên dụng cụ. - Trò chơi 2: Thi xem đội nào nhanh. - Cô chia trẻ ra thành 2 đội,nhiệm vụ của 2 đội là mỗi đội lên tìm dụng cụ của 1 nghề ,thời gian tính bằng 1 bản nhạc hết thời gian nếu đội nào lên tìm đúng và được nhiều thì thắng cuộc. - Sau mỗi lần chơi cô nhận xét và kiểm tra kết quả. 3.Kết thúc. Cô nhận xét và chuyển hoạt động khác,.

HĐTạo hình: Vẽ đồ dùng cuả bản thân trẻ (ĐT)

HĐTạo hình: Vẽ đồ dùng cuả bản thân trẻ (ĐT) 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên và công dụng đồ dùng của bé thường sử dụng - Biết vẽ một số đồ dùng của bản thân mà bé thích. - Trẻ biết bố cục cho bài vẽ, đặt giấy dọc hoặc giấy ngang. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ nãng khéo léo, tô màu đều , mịn, không chờm ra ngoài. - Rèn kỹ nãng nhanh nhẹn khi tham gia trò chơi. 3. Thái độ: - Biết trao đổi ý tưởng, cảm xúc với bạn, với cô. - Biết yêu quý, giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn. - Trẻ tham gia hoạt động 1 cách tích cực, hứng thú. 1. Đồ dùng của cô: - Tranh vẽ mẫu đồ dùng của bản thân: - Cô có từ 2-3 tranh. - Câu hỏi đàm thoại - Chỗ ngồi cho trẻ. 2. Đồ dùng của trẻ: - Vở vẽ cho trẻ. - Bút mầu, bút dạ, màu nước. - Tâm lý cô và trẻ thoải mái. - NDTH: Âm nhạc, toán. 1.Ổn định tổ chức: - Cô cho trẻ hát bài “Vui đến trường” đàm thoại về nội dung bài hát. - Đàm thoại về đồ dùng cá nhân mà trẻ biết (Mũ, quần, áo, bàn chải đánh rãng...) 2.Phương pháp,hình thức tổ chức: * HĐ 1: Quan tranh, giải thích, hướng dẫn . -Tranh 1:Vẽ áo, quần, dày, dép.. - Tranh 2: Vẽ mũ, ô, lược, cốc… - Tranh 3: Vẽ về đồ dùng của các bạn nam: Quần sóc, dày thể thao,mũ… * Quan sát bức tranh 1: Vẽ quần, áo, dày, dép... + Các con hãy quan sát bức tranh của cô vẽ gì? + Những đồ dùng này là của ai? + Để vẽ được những đồ dùng này cô dùng những nét gì? + Cô tô màu nhý thế nào? + Cô bố cục tranh ra sao? + Cô đặt giấy ngang hay giấy dọc? + Tương tự như vậy cô cho trẻ quan sát bức tranh 2, 3. * Cô khái quát: Những bức tranh của cô đều vẽ về đồ dùng của bản thân bé khi vẽ cô đặt giấy nằm ngang kết hợp nét thẳng, nét xiên nét ngang ….vẽ xong cô tô màu đều, mịn, không chờm ra ngoài. - Hôm nay cô cũng muốn chúng mình làm những họa sĩ tí hon vẽ nên những bức tranh thật đẹp nhé. - Cô hỏi ý tưởng của trẻ ( Hỏi 2-3 trẻ) - Con thích vẽ những đồ dùng gì? - Con dùng những nét gì để vẽ? - Con cầm bút bằng tay nào? * HĐ2 : Trẻ thực hiện: - Cô cất mẫu - Cô chia nguyên vật liệu cho trẻ - Cô quan sát trẻ thực hiện, nhắc nhở trẻ về cách cầm bút, tư thế ngồi khi vẽ cách đặt giấy, cách tô màu. - Cô động viên trẻ vẽ khá, khuyến khích trẻ sáng tạo, trẻ yếu cô hýớng dẫn lại cách vẽ. HĐ 3: Trýng bày và chia sẻ. - Treo tất cả tranh của trẻ lên để nhận xét. - Cho trẻ lên giới thiệu sản phẩm của mình, nhận xét sản phẩm của bạn, - Cô nhận xét chung khen gợi tuyên dương trẻ. 3. Kết thúc - Cô nhận xét chung tiết học, dặn dò trẻ. - Chuyển hoạt ðộng khác.

HĐPTVĐ: Đứng 1 chân và giữ thăng bằng trong 10 giây - TC: Kéo co

HĐPTVĐ: Đứng 1 chân và giữ thăng bằng trong 10 giây - TC: Kéo co 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên vận động. - Trẻ biết đứng 1 chân và giữ thăng bằng trong 10 giây chân co không chạm đất 2. Kĩ năng: -Rèn khả năng giữ thăng bằng cho trẻ. - Phát triển tố chất khéo léo, nhanh nhẹn, sức mạnh của trẻ. - Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ cho trẻ. 3.Thái độ: - GD trẻ thường xuyên luyện tập TDTT để cơ thể trẻ phát triển cân đối khỏe mạnh. 1. Đồ dùng của cô: - Xắc Xô, nhạc bài hát “nắm tay than thiết,đi xe lửa,...”. 2. Đồ dùng của trẻ - Vạch đứng. 3.Địa điểm - Sân tập rộng rãi, thoáng mát. - Trang phục cô và trẻ gọn gàng, hợp thời tiết. 1. Ổn định tổ chức: - Cô và trẻ cùng hát bài : “ Nắm tay thân thiết” - Cô và trẻ trò chuyện dẫn dắt vào bài. 2. Phương pháp,hình thức tổ chức: * Khởi động : - Cho trẻ đi thành vòng tròn, Cô đi vào trong ngược chiều với trẻ, kết hợp các kiểu đi, chạy ( thường, nhanh, chậm), sau đó cho trẻ xếp thành 4 hàng dọc, điểm số, về đội hình 4 hàng ngang, tập BTTC. * Trọng động : a. BTPTC: 2l x 8n - Tay: 2 tay đưa ra trước, lên cao - Bụng: Quay người sang 2 bên. - Chân: Ngồi khụy gối (3lx8n). - Bật: Bật tách khép chân. b. VĐCB: - Cô giới thiệu tên bài tập: Đứng 1 chân và giữ thăng bằng trong 10 giây - Cô làm mẫu: + Lần 1: Không phân tích động tác. + Lần 2: Phân tích động tác: Cô đứng thẳng, mắt nhìn về phía trước, 2 chân khép lại. Khi nào có hiệu lệnh “bắt đầu” thì 2 tay chống hông, co 1 chân lên và đứng như thế 10 giây. Thực hiện xong thì về đứng cuối hàng + Lần 3 : Cô nhấn mạnh ý chính. - Cô gọi 1-2 trẻ lên thực hiện ( Cô chú ý quan sát và sửa sai cho trẻ) - Trẻ thực hiện : +Cho trẻ lên tập lần lượt (1-2 lần) + Sau đó cho trẻ tập theo hình thức thi đua theo nhóm tổ kết hợp chuyền bóng. ( Cô chú ý quan sát và sửa sai cho trẻ) - Cô nhận xét giờ tập của trẻ. - GD trẻ thường xuyên luyện tập TDTT để cơ thể trẻ phát triển cân đối, khỏe mạnh. * Luyện tập củng cố - TC: Kéo co Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần. - Lần 2: cô cho trẻ thi đua với nhau. - Kết thúc chơi cô nhận xét tuyên dương trẻ . * Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân trường 3. Kết thúc: - Cô nhận xét chung rồi cho trẻ chuyển hoạt động.

LQ với Toán : Chia nhóm số lượng trong phạm vi 6 làm 2 phần bằng nhiều cách khác nhau

LQ với Toán : Chia nhóm số lượng trong phạm vi 6 làm 2 phần bằng nhiều cách khác nhau 1. Kiến thức. - Trẻ biết chia nhóm số lượng trong phạm vi 6 làm 2 phần bằng nhiều cách khác nhau - Trẻ nhận ra được các mối tương quan khi tách nhóm số lượng 6 thành 2 phần gộp lại thành một nhóm cơ bản. 2. Kĩ năng. - Trẻ biết cách tách gộp theo ý thích, theo yêu cầu của cô. - Biết đếm số lượng ở mỗi lượng ở mỗi nhóm và đặt thẻ số tương ứng vào mỗi nhóm. 3. Giáo dục. - Trẻ có ý thức trong giờ học. - Biết giữ gìn đồ dùng. + Đồ dùng của cô: 6 bông hoa - Thẻ số từ 1-6. - 1 tranh vẽ đồ dùng để trẻ chơi trò chơi tách nhóm có số lượng 6. - 1 tranh vẽ để trẻ chơi trò chơi gộp số lượng 6. - Bút dạ nam châm. + Đồ dùng của trẻ. - 6 đôi giày - Thẻ số từ 1-6. - Chỗ ngồi cho trẻ. NDTH: Âm nhạc. 1. Ổn định tổ chức: - Cô cho trẻ hát bài “Tập đếm” - Cô trò chuyện về bài hát về chủ điểm. 2. Phương pháp hình thức tổ chức: * Ôn số lượng trong phạm vi 6. - Cô cho trẻ lên tìm các nhóm đồ vật có số lượng là 6 ở xung quanh lớp, cho trẻ đếm và đặt thẻ số tương ứng. * Chia nhóm số lượng trong phạm vi 6 làm 2 phần bằng nhiều cách khác nhau: a. Chia theo ý thích + Trẻ đếm và xếp 6 bông hoa thành hàng ngang từ trái sang phải. + Từ 6 bông hoa trẻ chia thành 2 nhóm theo ý thích của mình. + Cho trẻ đếm số lượng bông hoa ở từng nhóm và đặt thẻ số tương ứng. + Sau khi trẻ chia xong cô hỏi trẻ khác ai có cách chia giống của bạn thì giơ tay. + Tương tự như vậy cô hỏi 2-3 trẻ khác nêu cách chia của mình. + Trẻ trả lời cô gắn thẻ số lên bảng + Như vậy cô cho trẻ chia nhóm số lượng 6 giống nhau về cùng một nhóm, sau đó cho cả nhóm đó gộp lại và cùng đếm được bao nhiêu bông hoa ( Cho trẻ đếm theo khả năng) b. Chia theo yêu cầu của cô. - Cho trẻ đếm số bông hoa ( 1 2 3….6 Tất cả là 6 bông hoa ) + Chia 1 phần có 1 bông hoa phần còn lại có mấy bông hoa? (1- 5) trẻ lấy thẻ số tương ứng đặt vào. + Có 1 bông hoa và có 5 bông hoa muốn có 6 thì ta làm thế nào? (Cô cho trẻ gộp lại) + Chia 1 phần có 2 phần còn lại có mấy? (2-4) + Chia 1 phần có 3 phần còn lại có mấy? (3-3) => Cô kết luận : Tách nhóm có 6 thành 2 nhóm thì nhóm có 1 và nhóm có 5. + Có 1 muốn có 6 thì ta làm thề nào?( Gộp 2 nhóm lại) => Cô kết luận: Gộp 1 nhóm có 1 với 1 nhóm có 5 được nhóm có 6. + Tương tự như vậy cho trẻ tách gộp 2 và 4, 3 và 3. => Cô kết luận: Nếu tách 1 nhóm có 6 thành 2 nhóm thì có tất cả 3 cách tách. + Cách 1: Nhóm có 1- nhóm còn lại có 5 + Cách 2: Nhóm có 2 - nhóm còn lại có 4 + Cách 3: Nhóm có 3 - nhóm còn lại có 3 + Nếu gộp 2 nhóm thành 1 nhóm có 6 thì tất cả có 3 cách gộp. + Cách 1: Gộp nhóm có 1 với nhóm có 5 + Cách 2: Gộp nhóm có 2 với nhóm có 4 + Cách 3: Gộp nhóm có 3 với nhóm có 3 * Luyện tập Củng cố. + Trò chơi 1: Cô cho trẻ chọn tất cả các số sao cho gộp lại là 6. - Số 1 với số mấy? - Số 2 với số mấy? - Số 3 với số mấy? - Sau mỗi lần trẻ chọn xong cô đi kiểm tra kết quả. + Trò chơi 2: Tìm bạn. - Cách chơi: Mỗi trẻ cầm thẻ số trên tay vừa đi vừa hát khi có hiêuh lệnh “ Tìm bạn” thì chúng mình phải tìm bạn gộp lại là 6. - Luật chơi: Bạn nào không tìm được phải nhảy lò cò 1 vòng. - Tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3lần. - Sau mỗi lần chơi cô kiểm tra từng đội bạn xem gộp vào có thành 6 không. - Lần 2 cô cho trẻ đổi thẻ cho nhau. + Trò chơi 3: Thi cùng đồng đội. - Cô chia trẻ làm 2 đội lên chơi, đội thứ nhất tìm các đồ vật gộp lại với nhau sao cho thành 6. - Đội thứ 2 tách nhóm số lượng 6 thành 2 phần. - Đội nào tách, gộp đúng nhanh là thắng cuộc. 3. Kết thúc: - Cô nhận xét động viên khen ngợi trẻ. - Chuyển hoạt động khác.

Khám phá KH: Bé có thể làm gì giúp mẹ

Khám phá KH: Bé có thể làm gì giúp mẹ 1.Kiến thức: - Trẻ biết những công việc nhỏ có thể giúp đỡ mẹ : Quét nhà,tưới cây, vặt rau,trông em.... - Biết những việc nhỏ nên làm và những việc không nên làm khi còn bé. - Biết chơi trò chơi. 2. Kỹ năng: - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc - Khả năng tư duy, phán đoán - Làm việc theo nhóm - Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ. 3. Thái độ: - Tham gia hoạt động tích cực,hứng thú. - Có ý thức giúp đỡ mọi người trong gia đình. 1. Đồ dùng của cô: - Powerpoint - Máy tính - Nhạc bài hát : “ Khuôn mặt cười” - Video những việc bé có thể giúp mẹ. 2. Đồ dùng của trẻ: - Tranh để cho trẻ chơi trò chơi - Chỗ ngồi cho trẻ. - Các vật dụng trong gia đình: Chổi, gàu hót, xô, Khăn lau, quần áo,…cho trẻ hoạt động trải nghiệm. 1.Ổn định tổ chức : - Cô cho trẻ hát bài : “Khuôn mặt cười” - Cô trò chuyện với trẻ và dẫn dắt vào bài . 2. Phương pháp và hình thức tổ chức : * Bé có thể làm được những gì giúp mẹ: - Cô cho trẻ xem video những việc bé có thể giúp mẹ. - Hỏi trẻ: + Các con được xem cái gì? + Trong video bạn nhỏ đã giúp đỡ mẹ những công việc nào? + Vậy các con nghĩ mình có thể làm gì để giúp đỡ mẹ khi ở nhà? + Các con giúp đỡ bố mẹ như thế nào? - Cô đàm thoại với trẻ, gợi ý giúp trẻ đưa ra những câu trả lời, cô khái quát lại. - Mở rộng: Cô cho trẻ xem những việc trẻ có thể làm và không nên làm khi ở nhà. - Cô cho trẻ chơi trò chơi : Cùng nhau thi tài. + Cách chơi : Chia trẻ thành 2 nhóm, nhiệm vụ các nhóm là tìm những việc bé có thể làm và khoanh tròn. Nhóm nào khoanh đúng nhiểu hơn là thắng cuộc. Thời gian kết thúc là 1bản nhạc. - Giáo dục trẻ: Biết giúp đỡ gia đình, có ý thức chăm chỉ lao động. *Bé vui trải nghiệm: - Cô chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm nhận 1 khu vực là 1 gia đình nhà bé. Ở đó cô để dép, lá cây, cây cảnh,… và 1 số vật dụng. Công việc của mỗi nhóm là thảo luận và phân chia công việc để dọn nhà của mình sạch sẽ và tập làm những việc đơn giản giúp đỡ mẹ. + Nhóm 1: Bé tập quét và lau nhà. + Nhóm 2: Bé giúp mẹ trông em, vặt rau. + Nhóm 3: Bé gấp quần áo giúp mẹ. + Nhóm 4: Bé quét nhà, lau bụi và chăm sóc cây cảnh giúp mẹ. - Cô bao quát trẻ hoạt động, giúp đỡ trẻ. - Các nhóm trẻ trình bày về công việc mình làm và nêu cảm nhận của bản thân. - Cô nhận xét khen ngợi trẻ chơi. 3. Kết thúc: - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ. - Chuyển hoạt động trẻ đọc thơ: “ Tay thơm tay ngoan”.

HĐGD Âm nhạc Dạy hát: Nắm tay thân thiết - Nghe hát: Thật đáng chê. - Trò chơi: Tiếng hát ở đâu

1.Kiến thức: - Trẻ biết tên bài hát,biết tên tác giả và hiểu nội dung bài hát. 2.Kỹ năng: - Trẻ hát thuộc lời bài hát,hát ðúng giai ðiệu bài hát. - Trẻ biết lắng nghe,hýởng ứng cùng cô. - Rèn khả nãng chú ý ghi nhớ có chủ ðịnh. - Rèn kỹ nãng phát triển tai nghe âm nhạc cho trẻ. - Trẻ biết chõi trò chõi âm nhạc. 3.Thái độ: -Trẻ hứng thú với bài học , biết vâng lời cô. 1. Đồ dùng của cô: Nhạc bài hát : “Nắm tay thân thiết, thật đáng chê.…” 2. Đồ dùng của trẻ : - Xắc xô, phách - Trang phục trẻ gọn gàng,phù hợp,thuận lợi cho hoạt động. 1.Ổn định tổ chức. - Cô cho trẻ đọc bài thơ “Bạn mới” - Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ và dẫn dắt vào bài 2. Phương pháp, hình thức tổ chức: * Dạy hát : Nắm tay thân thiết ( Vũ Hà Trang) - Cô giới thiệu tên bài hát,tên tác giả. - Cô hát mẫu: 2 lần + Lần 1 : Cô hát, kèm theo điệu bộ cử chỉ. Cô vừa hát vừa vận động nhẹ nhàng uyển chuyển theo giai điệu của bài hát. Kết thúc bài hát cô hỏi trẻ : Cô vừa hát bài hát gì? Nhạc và lời của ai? + Lần 2 : Cô hát với nhạc + kết hợp cử chỉ ,điệu bộ,nét mặt. Cô giới thiệu nội dung bài hát : Bài hát nói về đôi bạn thân cùng chơi nắm tay và vỗ tay rất vui vẻ.  Giáo dục: Trẻ quý mến bạn,đoàn kết và biết giúp bạn đỡ bạn bè.. - Dạy trẻ hát: + Cô cho cả lớp hát 3- 4 lần. + Tổ hát 1 lần. + 2-3 nhóm trẻ hát, cá nhân trẻ hát. (Cô cho trẻ hát theo nhiều hình thức, trong quá trình trẻ hát cô chú ý sửa sai cho trẻ,khen ngợi trẻ) * Nghe hát : Thật đáng chê (Dân can Nam Bộ) - Cô giới thiệu tên bài hát,tên tác giả - Cô hát cho trẻ nghe: + Lần 1: Cô hát kết hợp cử chỉ ðiệu bộ nét mặt Cô vừa hát cho các con nghe bài gì? Do ai st? Cô giới thiệu nội dung bài hát: Bài hát Nói về chú Cò hay ăn quả sống, uống nước lã nên bị đau bụng và bị mọi người chê trách. + Lần 2: Cô hát kết hợp nhạc Cô vừa hát cho các con nghe bài gì? Do ai st?  Giáo dục: Trẻ biết khi đi nắng phải biết đội mũ, không ăn uống thức ăn chưa được nấu chín. + Lần 3: Cô mở nhạc bài hát cho trẻ nghe và tự đung đưa theo nhạc. * Trò chơi âm nhạc : - Cô giới thiệu tên trò chơi: Tiếng hát ở đâu - Cách chơi: Một trẻ đứng giữa lớp, đội mũ che kín mắt hoặc dùng băng vải bịt mắt. Một hoặc 2 trẻ được chỉ định hát. Trẻ đúng ở giữa lớp bị bịt mắt không nhìn thấy bạn hát nhưng nghe và chỉ về hướng có tiếng hát. Khi chơi đã thành thạo, cô cho trẻ chơi nâng cao yêu cầu bằng cách trẻ chỉ tay về hướng có tiếng hát và nói tên người hát. - Luật chơi: Nếu nói đúng thì cả lớp vỗ tay, nếu nói sai thì sẽ nhảy lò cò, hoặc phải hát 1 bài. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần. - Sau mỗi lần chơi cô cho trẻ chơi nâng cao. - Nhận xét động viên trẻ sau mỗi lần chơi. 3. Kết thúc: Cô nhận xét và chuyển hoạt động khác.